Thoái hóa khớp là hậu quả của quả trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn. Đây là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lí xương khớp, có liên quan chặt chẽ với tuổi và là nguyên nhân chính gây đau mạn tính, mất khả năng vận động, giảm chất lượng cuộc sống ở người lớn tuổi, gây tổn hại đến kinh tế gia đình người bệnh và tạo gánh nặng cho chi phí y tế.
1. Thoái Hóa Khớp Là Gì?
Bệnh hoái hóa khớp (Degenerative Joint Disease) là bệnh thoái hóa loạn dưỡng của khớp, biểu hiện sớm nhất ở sụn khớp, sau đó có biến đổi ở bề mặt khớp và hình thành các gai xương (osteophyte) cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp. Đây là bệnh lý khớp thường gặp nhất, đặc trưng bởi tình trạng bào mòn tiệm tiến của sụn khớp. Bệnh này trước đây được đặt tên là bệnh viêm khớp xương (osteoarthritis); đây là một tên gọi không chính xác, vì phản ứng viêm chỉ đóng một vai trò thứ yếu (hoặc không có) trong cơ chế bệnh sinh. Viêm màng hoạt dịch mức độ nhẹ là biểu hiện thứ phát do những biến đổi thoái hóa của sụn khớp.
Thoái hóa khớp là bệnh hay gặp nhất ở những người lớn tuổi. Bệnh thường gặp ở nữ giới, cao tuổi. Tỷ lệ nam/nữ ước tính xấp xỉ 2,5:1. Bệnh có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi tác: triệu chứng thường xuất hiện sau tuổi 40. Qua tuổi 50, có tới 40% dân số có biểu hiện bệnh. Trên 50% người trên 65 tuổi có hình ảnh X quang thoái hóa khớp cấp. Ở người trên 75 tuổi có hình ảnh X quang thoái hóa ít nhất ở 1 khớp nào đó. Hầu hết các bệnh nhân thoái hóa khớp không có triệu chứng lâm sàng. Thoái hóa khớp gặp ở mọi chủng tộc, dân tộc, mọi điều kiện khí hậu, địa lý, kinh tế. Ở Việt Nam, chủ yếu bệnh nhân gặp thoái hóa khớp gối.
2. Triệu Chứng Điển Hình Của Thoái Hóa Khớp
Triệu chứng lâm sàng của thoái hóa khớp ban đầu thường thầm lặng và thay đổi theo cơ địa từng người bệnh. Biểu hiện gồm có sưng đau khớp (tăng lên khi cử động), cứng ở trong khớp hoặc quanh khớp vào buổi sáng, cử động nghe tiếng lách cách trong khớp (do có sự cọ xát giữa các bản xương dưới sụn), đi kèm với hạn chế cử động khớp.
2.1. Đau
Đau là biểu hiện sớm và chủ yếu của thoái hóa khớp. Đau khởi phát từ từ, đau âm ỉ. Mức độ đau vừa hoặc nhẹ. Đau tại khớp bị thoái hóa là dấu hiệu bao giờ cũng có, và là triệu chứng khó chịu chính khiến bệnh nhân phải tìm đủ mọi cách để giảm đau.
Đau khớp có tính chất cơ học, thường liên quan đến vận động.
- Đau tăng khi vận động, khi thay đổi tư thế, đi lại, lên xuống cầu thang, ngồi xổm, đi bộ lâu hoặc khi gấp gối, mang vác vật nặng…
- Đau giảm hoặc hết khi nghỉ ngơi.
Đau ít khi xuất hiện ban đêm. Đau khi nghỉ hoặc đau về đêm có thể xuất hiện khi thoái hóa khớp đang tiến triển và có kèm viêm màng hoạt dịch thứ phát. Đau diễn biến thành từng đợt, dài ngắn tùy trường hợp. Hết đợt đau này, sau đó có thể tái phát đợt khác hoặc đau liên tục tăng dần.
2.2. Cứng khớp
Cứng khớp buổi sáng hay gặp trong thoái hóa khớp, nhưng thời gian cứng khớp buổi sáng ngắn (dưới 30 phút), khác với bệnh viêm khớp dạng thấp. Hiện tượng cứng khớp hay gặp sau thời gian nghỉ hoặc không hoạt động. Triệu chứng này mất đi sau ít phút. Chẳng hạn như khi ngủ dậy, bệnh nhân thấy các khớp cứng, vận động khó khăn, phải tập luyện gấp duỗi một lúc mới vận động dễ dàng hơn. Nhiều bệnh nhân thấy đau và cứng khớp hay xuất hiện khi thay đổi thời tiết như lạnh, mưa, nắng,… Có thể do thay đổi áp lực trong ổ khớp có liên quan đến thay đổi áp suất khí quyển.
2.3. Vận động khó khăn
Hạn chế vận động của các khớp bị bệnh thể hiện bằng sự khó khăn trong vận động sinh hoạt hàng ngày và liên quan trực tiếp đến khớp bị thoái hóa.
Ví dụ: Thoái hóa khớp gối gây khó quỳ gối hoặc ngồi xổm, khớp háng gây khó khăn khi mặc quần, cắt móng chân …
Tổn thương các khớp chi dưới gây khó khăn khi đi bộ lên xuống cầu thang. Hạn chế cử động khớp do đau, do gai xương, do mặt sụn không trơn nhẵn, hoặc co cứng cơ cạnh khớp. Kẹt khớp khi cử động có thể là do vỡ sụn chêm, hoặc bong các mảnh sụn vào trong ổ khớp.
2.4. Một số triệu chứng khác
- Tiếng lục khục khi vận động khớp là do mặt khớp không trơn nhẵn. Dấu hiệu này gặp trong khoảng 90% số bệnh nhân thoái hóa khớp gối.
- Khoảng 50% bệnh nhân thoái hóa khớp gối có dấu hiệu tổn thương dây chằng, biến dạng khớp kiểu chân vòng kiềng, đau khi cử động do kích thích bao khớp, cứng cơ cạnh khớp và viêm quanh các gai xương.
- Dấu hiệu viêm khu trú gồm nóng, sưng do tràn dịch trong ổ khớp.
- Dấu hiệu “phá rỉ khớp”: là dấu hiệu cứng khớp buổi sáng kéo dài không quá 30 phút.
- Có thể sờ thấy các “chồi xương” ở quanh khớp.
- Teo cơ do ít vận động.
- Tràn dịch khớp: đôi khi gặp do phản ứng viêm thứ phát của màng hoạt dịch.
- Có thể có dấu hiệu viêm khớp đốt xa/đốt gần của bàn tay.
Bệnh thoái hóa khớp thường không có biểu hiện toàn thân. Thường trong tình trạng thừa cân, béo phì.
3. Nguyên Nhân Gây Bệnh Thoái Hóa Khớp
Tổn thương cơ bản của thoái hóa khớp nằm ở sụn khớp, nên có rất nhiều giả thuyết đưa ra cho nguyên nhân thoái hóa khớp. Có 2 giả thuyết được đánh giá cao và tin cậy nhất đó là:
- Thuyết cơ học: dưới tác dụng cơ học và các vi chấn thương, gây suy yếu các đám * collagen, gây tổn hại cho các tổ chức sụn khớp.
- Thuyết tế bào: các tế bào sụn khớp bị cứng lại do tăng áp lực, giải phóng các enzyme tiêu protein. Các enzyme này làm tổn hại dần dần các chất cơ bản trong tổ chức sụn, là nguyên nhân dẫn tới thoái hóa khớp.
Phân biệt 2 loại thoái hoá khớp, thoái hoá khớp nguyên phát và thoái hoá khớp thứ phát.
3.1. Nguyên nhân nguyên phát
Thoái hoá khớp nguyên phát chiếm đa số, 95% các trường hợp. Bệnh hay xảy ra ở những khớp phải chịu tải nặng như khớp háng, khớp gối, các khớp liên đốt sống cổ.
Thoái hóa khớp nguyên phát có thể do:
- Quá trình lão hóa: người lớn tuổi, sụn trở nên giòn, dễ gãy làm khớp xương mất đi phần đệm. Mức độ tổn thương không lớn. Tiến triển theo thời gian.
o Sự gia tăng hàm lượng nước của sụn khớp.
o Sự thoái hóa các sợi collagen và proteoglycan .
o Sự gia tăng hoạt động tiêu hủy chất nến sụn của các tế bào sụn.
- Yếu tố di truyền.
- Hư mặt khớp bẩm sinh.
- Nội tiết.
- Chuyển hóa.
3.2. Nguyên nhân thứ phát
Thoái hoá khớp thứ phát chiếm 5% các trường hợp, có nguyên nhân rõ rệt như:
- Sau chấn thương mạnh tại khớp: bị ngã, tai nạn lao động, tai nạn thể thao …
- Tiền sử phẫu thuật hay bệnh xương.
- Nhiễm trùng.
- Lắng đọng các tinh thể muối khoáng trên mặt khớp.
- Sau bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa: đái tháo đường, gout.
- Quá tải: Do hoạt động cơ học; Cân nặng: trọng lượng thừa tạo áp lực lên các khớp; Chế độ sinh hoạt: Chơi thể thao (tennis, bóng đá, bóng rổ): tăng áp lực lên khớp thời, nghề nghiệp: các nghề có lặp lại các hoạt động nhất định trong gian dài.
- Viêm nhiễm: viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp.
- Stress: mất cân bằng hormone, giảm khả năng miễn dịch.
- Dị ứng thức ăn.
4. Biến Chứng
Bệnh tiến triển từ từ trong nhiều năm, biến chứng có thể dẫn đến tình trạng tàn phế do khớp hư hoàn toàn. Đến nay vẫn chưa có phương pháp phòng ngừa và điều trị nào thực sự có hiệu quả, ngoại trừ biện pháp thay khớp nhân tạo.
5. Phương Pháp Chẩn Đoán
5.1. Phương pháp thăm dò hình ảnh
- X-quang
Chẩn đoán thoái hóa khớp thường dựa vào sự thay đổi hình ảnh X quang khớp. Triệu chứng X quang điển hình là hình ảnh phì đại xương, gai xương ở rìa khớp.
X quang quy ước có 3 dấu hiệu cơ bản:
- Hẹp khe khớp: khe không đồng đều, bờ không đồng đều (có thể do lớp sụn mỏng đi, hoặc do vôi hóa sụn ở vùng mọc gai xương)
- Đặc xương dưới sụn: gặp ở phần đầu xương, trong phần xương đặc thấy một số hốc nhỏ sáng hơn.
- Mọc gai xương: ở phần tiếp giáp giữa xương, sụn và màng hoạt dịch. Gia xương có hình thô và đậm đặc, một số mảnh rơi ra nằm trong ổ khớp hay phần mềm quanh khớp.
Giai đoạn muộn xuất hiện các kén ở đầu xương, tái tạo xương thay đổi hình dạng đầu xương, khuyết xương ở trung tâm, xẹp vỏ xương ở khớp đốt xa hoặc đôi khi ở khớp đốt gần bàn tay
- Chụp cộng hưởng từ
- Nội soi khớp
- Siêu âm khớp
5.2. Phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu và sinh hóa
5.3. Phương pháp chuẩn đoán xác định
5.4. Phương pháp chuẩn đoán phân biệt
6. Cách Điều Trị
– Mục tiêu điều trị
- Giảm đau
- Duy trì và tăng khả năng vận động, phục hồi chức năng khớp
- Hạn chế và ngăn ngừa biến dạng khớp, tàn phế
- Tránh các tác dụng phụ của thuốc
6.1. Phương pháp không sử dụng thuốc
- Tránh khớp bị quá tải bởi vận động và trọng lượng.
- Giảm trọng lượng với các bệnh nhân béo phì.
- Sửa chữa các tư thế xấu gây lệch trục khớp.
- Vật lý trị liệu
- Nhiệt điều trị
6.2. Phương pháp sử dụng thuốc
- Thuốc giảm đau: codein, morphin, paracetamol,…
- Thuốc chống viêm không steroid: Diclofenac, meloxicam,..
- Corticosteroid
- Thuốc điều trị theo cơ chế bệnh sinh: Glocosamin, Chondroitin sulfat, …
- Bổ sung chất nhày dịch khớp: acid Hyaluronic
- Huyết tương giàu tiểu cầu và tế bào gốc.
6.3. Ngoại khoa
- Điều trị dưới nội soi khớp: điều trị trong thoái hóa khớp tiến triển ở người cao tuổi.
- Phương pháp đục xương chỉnh trục: dự phòng và điều trị thoái hóa khớp gối.
- Phẫu thuật thay khớp nhân tạo:
7. Cách Phòng Bệnh
Cho đến nay, chua có giải pháp nào chứng minh có tác dụng phòng được thoái hóa khớp. Tuy nhiên, có một số biện pháp có thể được áp dụng nhằm hạn chế sự xuất hiện và sự nặng lên của bệnh.
- Tránh tư thế xấu trong lao động và sinh hoạt
- Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột.
- Kiểm tra định lý những người lao động nặng Giảm cân, tránh béo phì.
- Chế độ vận động thể dục thể thao hợp lý: tránh tập các bài tập chạy bộ, các bài tập khiến khớp phải chịu tải khi khớp đã có tổn thương.
- Đạp xe và bơi Tập chân trên máy (không đi bộ hoặc chạy trên máy).
- Khi X quang (khe khớp còn bình thường): đi bộ vừa phải hoặc đạp xe tại chỗ là biện pháp tập luyện tốt.
- Tìm nghề nghiệp phù hợp: để bệnh nhân thích nghi với điều kiện làm việc và tình trạng bệnh, dựa trên nguyên tắc tránh cho khớp tổn thương không bị quá tai.
- Phát hiện sớm các dị tật của xương, khớp để điều trị kịp thời.
- Giảm cân có thể giúp làm giảm nguy cơ xuất hiện các triệu chứng của Thoái Hóa Khớp.
8. Một số bài tập thể dục
8.1. Bài tập cho người bị đau cổ, vai, gáy
- Bài tập căng cơ cổCăng cơ cổ trái phải
- Tư thế ngồi thẳng trên ghế hoặc ngồi bệt xuống sàn
- Đặt lòng bàn tay phải lên thái dương trái và kéo ngang về phía bên phải (lưu ý giữ thẳng lưng và thả lỏng hai vai)
- Giữ tư thế trong 10 giây
- Làm tương tự với bên còn lại
- Thực hiện 3-5 lần mỗi bên
Căng cơ cổ trước – sau
- Tư thế ngồi thẳng trên ghế hoặc ngồi bệt xuống sàn
- Thả lỏng cơ thể, hai tay đặt dọc theo thân hình
- Từ từ hạ cằm về phía ngực hết mức có thể hoặc đến khi có cảm giác căng dọc sau gáy
- Giữ nguyên tư thế trong vòng 10 giây
- Trở về tư thế ban đầu
- Từ từ ngửa cổ ra sau hết mức có thể
- Giữ nguyên tư thế trong vòng 10 giây
- Trở về tư thế ban đầu
- Thực hiện từ 3-5 lần mỗi bên
8.2. Bài tập cho người bị đau cột sống thắt lưng
- Bài tập kéo dãn cơ lưng
- Nằm ngửa người trên sàn
- Duỗi thẳng một chân, nâng bàn chân lên với phần gót chân hướng xuống sàn.
- Co gối chân còn lại rồi dùng hai tay kéo sát gối về phía ngực, hít hơi sâu.
- Duỗi thẳng chân về tư thế ban đầu đồng thời nhẹ nhàng thở ra.
- Thực hiện tương tự với chân còn lại.
8.3. Bài tập cho người bị đau cột sống thắt lưng
- Bài tập Squat
- Đứng thẳng lưng, hai chân đặt ngang nhau và mở rộng bằng vai.
- Khuỵu cả hai chân xuống và hơi ngả người về phía trước.
- Chú ý luôn giữ lưng thẳng. Bên cạnh đó, hãy giữ đầu gối song song với mũi chân.
- Duy trì tư thế trong 10 giây
- Trở về tư thế ban đầu và lặp lại bài tập 3 lần.
8.4. Bài tập cho người bị hội chứng ống cổ tay, ngón tay
- Động tác “nhện hít đất”
- Bắt đầu bằng động tác ép hai tay như tư thế cầu nguyện
- Tách các ngón tay ra xa nhau nhất có thể, sau đó xếp các ngón tay thành hình tháp chuông bằng cách đưa xa ra hai gan bàn tay, nhưng chụm các ngón với nhau.