1. Viêm Khớp Dạng Thấp Là Gì?
Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh lý viêm mạn tính có tính hệ thống, tác động lên nhiều mô và cơ quan khác nhau như da, mạch máu, tim, phổi, cơ. Tuy nhiên, khớp xương lại là nơi bị tổn thương nặng nề nhất.
Những đợt tiến triển của bệnh xen kẽ với tình trạng viêm mạn tính khớp. Tiến triển bệnh sẽ gây viêm tăng sản bao khớp, bào mòn khớp, gây phá hủy sụn khớp và dính cứng khớp. Từ đó, ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bệnh cần được chẩn đoán sớm, điều trị toàn diện kết hợp nhiều phương pháp như nội khoa, phục hồi chức năng vận động khớp, phẫu thuật chỉnh hình…nhằm khống chế tình trạng viêm khớp tiến triển cũng như làm chậm tiến trình tổn thương cấu trúc xương khớp cho các bệnh nhân.
Ước lượng có khoảng 1% dân số mắc bệnh VKDT, hầu hết bệnh nhân ở ở trong độ tuổi trung niên 30 – 60, giới nữ bị nhiều hơn nam từ 3 – 5 lần.
2. Triệu Chứng Điển Hình Của Thoái Hóa Khớp
Bệnh nhân có triệu chứng viêm khớp đối xứng, cứng khớp buổi sáng; thường xảy ra ở các khớp nhỏ và nhỡ của bàn tay và bàn chân.
- Đau, sưng khớp
Thường đau sưng khớp liên tục cả ngày, tăng lên về đêm và gần sáng, nghỉ ngơi không đỡ đau. Khớp tổn thương (viêm) có thể đỏ hoặc không đỏ. Thường viêm khớp nhỏ, có tính chất đối xứng, kéo dài vài tuần đến vài tháng.
Các khớp viêm hay gặp như: cổ tay, bàn ngón tay, ngón gần, khuỷu, vai, háng, gối, cổ chân, khớp nhỏ bàn chân. Nếu bệnh nhân có viêm cột sống cổ thường là dấu hiệu tiên lượng nặng của bệnh, có thể xuất hiện bán trật khớp đội trục gây chèn ép tủy cổ
- Biến dạng khớp
Nếu không được điều trị sớm, đầy đủ, người bệnh sẽ bị dính và biến dạng các khớp viêm do tổn thương phá hủy khớp, gân, dây chằng từ đó gây bán trật khớp, tàn phế. Các kiểu biến dạng thường gặp gồm có: bàn tay gió thổi, cổ tay hình lưng lạc đà, ngón tay người thợ thùa khuyết, ngón tay hình cổ cò, hội chứng đường hầm cổ tay…
- Cứng khớp: cứng khớp buổi sáng, thường kéo dài trên 1 giờ.
- Mệt mỏi, suy nhược: Do viêm khớp kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh nhân có thể không sốt hoặc sốt nhẹ trong đột tiến triển bệnh.
- Hạt thấp dưới da:
Tỉ lệ gặp 10-15%, thường ở dưới da vùng tỳ đè như khuỷu, cạnh ngón tay, ngón chân, vùng chẩm, gân Achilles. Hay gặp ở người viêm khớp dạng thấp nặng, tiến triển bệnh nhanh, thể huyết thanh dương tính. Tuy nhiên, người bệnh viêm khớp dạng thấp ở Việt Nam ít có hạt thấp dưới da.
- Tổn thương mắt: Thường viêm khô kết mạc, một phần trong hội chứng Sjogren. Có thể viêm củng mạc và nhuyễn củng mạc thủng khi bệnh tiến triển nặng.
- Tổn thương phổi: Nốt dạng thấp ở nhu mô, xơ phổi kẽ lan tỏa, viêm phế quản hay tắc nghẽn đường hô hấp do viêm khớp nhẫn giáp, viêm phổi (thể bệnh nặng), viêm màng phổi hoặc tràn dịch màng phổi cũng có thể gặp
- Tổn thương tim mạch: Viêm màng tim, viêm cơ tim, viêm van tim, loạn nhịp tim, nhiễm bột và viêm mạch.
3. Nguyên Nhân Gây Bệnh Thoái Hóa Khớp Là Gì?
Mặc dù nguyên nhân gây bệnh chưa được biết rõ; hiện nay, bệnh VKDT được xem như một bệnh tự miễn với sự tham gia của nhiều yếu tố như nhiễm khuẩn hoặc di truyền. Xảy ra ở những người có cơ địa di truyền phù hợp sau khi tiếp xúc với một kháng nguyên gây viêm khớp nào đó (arthritogenic antigen).
Có những bằng chứng về yếu tố cơ địa di truyền dễ mắc bệnh như:
– Gia đình đã có người mắc VKDT
– Sự gia tăng tỷ lệ phù hợp ở các trẻ sinh đôi đồng hợp tử.
4. Phương Pháp Chẩn Đoán
- Tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Mỹ ACR–1987:
- Thời gian cứng khớp buổi sáng kéo dài trên một giờ.
- Viêm ít nhất 3 trong số 14 khớp sau: ngón gần, bàn ngón tay, cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân (hai bên), thời gian diễn biến ít nhất phải 6 tuần.
- Trong số khớp viêm có ít nhất một khớp thuộc các vị trí sau: ngón gần, bàn ngón tay, cổ tay.
- Có tính chất đối xứng.
- Hạt dưới da.
- Yếu tố dạng thấp huyết thanh (Kĩ thuật đạt độ đặc hiệu 95%) dương tính. 7. X quang điển hình ở khối xương cổ tay (hình ảnh bào mòn, mất chất khoáng đầu xương).
Chẩn đoán xác định khi có ít nhất 4 trong số 7 yếu tố và thời thời gian diễn biến của viêm khớp ít nhất phải 6 tuần.
- Tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Mỹ ACR–1987:
- Tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ và Liên đoàn chống Thấp khớp Châu u 2010 (ACR/EULAR 2010 – American College of Rheumatology/ European League Against Rhumatism)
- Chuẩn đoán theo đợt tiến triển của bệnh
- Chuẩn đoán phân biệt theo từng loại bệnh
- Chụp Xquang
- Siêu âm khớp
- Chụp cộng hưởng từ MRI
5. Cách Điều Trị
5.1. Nguyên tắc điều trị
- Kiểm soát quá trình viêm khớp, giảm thiểu tối đa các triệu chứng – Phòng ngừa huỷ khớp
- Bảo vệ chức năng khớp
- Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
5.2. Thuốc điều trị
- Thuốc kháng viêm không steroid (Non-Steroid AntiInflammatory Drugs NSAIDs): celecoxib, etoricoxib, diclofenac, piroxicam,…
Cần thận trọng khi sử dụng ở những người có bệnh lí dạ dày, suy gan, suy thận…
- Các thuốc kháng viêm Steroid: prednisolone, methylprednisolone…
Sử dụng đường uống hoặc truyền tĩnh mạch nhằm giảm đau, khống chế tình trạng viêm cấp tạm thời trong thời gian chờ tác dụng điều trị của thuốc chống thấp tác dụng chậm.
- Các thuốc chống thấp tác dụng chậm – Disease Modifying Anti-Rheumatism Drugs (DMARDs): Methotrexat (MTX), thuốc chống sốt rét tổng hợp (Hydroxychloroquine), Sulfasalazine (Salazopyrine), Leflunomid – Arava®, Cyclosporin A…
- Các thuốc DMARDs sinh học (Biological Therapy; Biotherapy; Biologic Agents – tác nhân sinh học): Tocilizumab (Actemra®), Infliximab, …
- Thuốc chống loãng xương: biphosphonat,…
5.3. Ngoại khoa
- Điều trị nội soi rửa khớp (khớp gối) mang lại hiệu quả tốt. Chỉ định với các khớp viêm, tràn dịch kéo dài, đặc biệt là khớp gối.
- Các phương pháp chỉnh hình, thay khớp nhân tạo ở nước ta mới chủ yếu là thay các khớp háng và khớp gối. Gần đây các phẫu thuật chỉnh hình đối với các gân, cơ, khớp nhỏ ở bàn tay bắt đầu được triển khai nhằm đảm bảo chức năng vận động của bệnh nhân
6. Cách Phòng Bệnh
- Không có phương pháp phòng bệnh đặc hiệu, các can thiệp phòng ngừa chủ động đối với Viêm khớp dạng thấp là những biện pháp chung nhằm nâng cao sức khỏe, thể trạng bao gồm ăn uống, tập luyện và làm việc, tránh căng thẳng.
- Phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý nhiễm trùng, các tình trạng rối loạn miễn dịch.
7. Một Số Bài Tập Thể Dục
7.1. Bài tập cho người bị đau cổ, vai, gáy
- Bài tập căng cơ cổ: Căng cơ cổ trái phải
- Tư thế ngồi thẳng trên ghế hoặc ngồi bệt xuống sàn
- Đặt lòng bàn tay phải lên thái dương trái và kéo ngang về phía bên phải (lưu ý giữ thẳng lưng và thả lỏng hai vai)
- Giữ tư thế trong 10 giây
- Làm tương tự với bên còn lại
- Thực hiện 3-5 lần mỗi bên
Căng cơ cổ trước – sau
- Tư thế ngồi thẳng trên ghế hoặc ngồi bệt xuống sàn
- Thả lỏng cơ thể, hai tay đặt dọc theo thân hình
- Từ từ hạ cằm về phía ngực hết mức có thể hoặc đến khi có cảm giác căng dọc sau gáy
- Giữ nguyên tư thế trong vòng 10 giây
- Trở về tư thế ban đầu
- Từ từ ngửa cổ ra sau hết mức có thể
- Giữ nguyên tư thế trong vòng 10 giây
- Trở về tư thế ban đầu
- Thực hiện từ 3-5 lần mỗi bên
7.2. Bài tập cho người bị đau cột sống thắt lưng
- Bài tập kéo dãn cơ lưng
- Nằm ngửa người trên sàn
- Duỗi thẳng một chân, nâng bàn chân lên với phần gót chân hướng xuống sàn.
- Co gối chân còn lại rồi dùng hai tay kéo sát gối về phía ngực, hít hơi sâu.
- Duỗi thẳng chân về tư thế ban đầu đồng thời nhẹ nhàng thở ra.
- Thực hiện tương tự với chân còn lại.
7.3. Bài tập cho người bị đau cột sống thắt lưng
- Bài tập Squat
- Đứng thẳng lưng, hai chân đặt ngang nhau và mở rộng bằng vai.
- Khuỵu cả hai chân xuống và hơi ngả người về phía trước.
- Chú ý luôn giữ lưng thẳng. Bên cạnh đó, hãy giữ đầu gối song song với mũi chân.
- Duy trì tư thế trong 10 giây
- Trở về tư thế ban đầu và lặp lại bài tập 3 lần.
7.4. Bài tập cho người bị hội chứng ống cổ tay, ngón tay
- Động tác “nhện hít đất”
- Bắt đầu bằng động tác ép hai tay như tư thế cầu nguyện
- Tách các ngón tay ra xa nhau nhất có thể, sau đó xếp các ngón tay thành hình tháp chuông bằng cách đưa xa ra hai gan bàn tay, nhưng chụm các ngón với nhau.