Thoái hóa khuỷu tay là tình trạng viêm các sợi gân bám vào ụ xương phía ngoài của khuỷu tay. Sự căng thắt các sợi gân ở khuỷu tay chính là nguyên nhân gây ra bệnh này.
1. Thoái Hóa Khuỷu Tay Là Bệnh Gì?
1.1 Thoái hóa khớp
Đau khuỷu tay thường xảy ra ở người bị thoái hóa khớp. Đây là dạng viêm khớp mạn tính phổ biến, gây hư hỏng và hao mòn sụn khớp, làm các đầu xương ở khớp cọ xát vào nhau.
Viêm khớp do thoái hóa đặc biệt phổ biến ở người cao tuổi. Ngoài cứng khớp và đau nhức khuỷu tay, người bệnh bị viêm khớp khuỷu tay do thoái hóa còn xuất hiện một số triệu chứng như:
- Sưng khớp
- Hạn chế khả năng vận động
- Xuất hiện gai xương ở khuỷu tay trên phim chụp xquang
- Khi uốn cong hay duỗi thẳng khớp có xuất hiện âm thanh lụp cụp
- Khớp khuỷu tay bị biến dạng
1.2. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp (RA) là bệnh mạn tính, tiến triển khi hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức và rối loạn, liên tục tấn công vào những tế bào khỏe mạnh của cơ thể, khiến chúng bị tổn thương. Ở người khỏe mạnh, hệ thống miễn dịch nhận diện và tấn công các dị nguyên lạ. Với người bệnh viêm khớp dạng thấp, hệ miễn dịch sẽ kích thích sản xuất những kháng thể tấn công mạnh mẽ vào lớp niêm mạc của khớp khỏe mạnh, gây viêm khớp.
Bệnh có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khớp nào trong cơ thể, bao gồm khớp khuỷu tay. Tình trạng đau do viêm khớp dạng thấp thường đối xứng. Khớp thường nóng, người bệnh có thể bị đau nhói hay đau âm ỉ. Sau một thời gian tiến triển, những nốt thấp khớp sẽ hình thành tại khuỷu tay.
1.3. Bệnh gút
Gút xảy ra khi lượng axit uric trong cơ thể không được đào thải mà tích tụ lại trong máu. Theo thời gian, chúng sẽ lắng đọng trong các khớp và mô dưới dạng tinh thể sắc nhọn, phát sinh phản ứng viêm. Người bệnh sẽ bị sưng, đau dữ dội ở các khớp, gồm cả khớp khuỷu tay. Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm khớp khuỷu tay do gout gồm:
- Nóng, đỏ, sưng, đau dữ dội ở khớp.
- Cơn đau nghiêm trọng hơn hay khởi phát sau khi uống rượu bia, ăn hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật… hoặc sử dụng các loại thuốc (Aspirin, thuốc lợi tiểu), nhiễm khuẩn, sử dụng hóa chất điều trị ung thư.
- Cơn đau giảm sau khoảng 5 – 7 ngày.
- Sờ vào thấy nóng vùng da quanh quanh khớp.
- Sốt.
- Mệt mỏi.
- Hình thành những hạt tophi.
1.4. Viêm khớp vảy nến
Khi bị viêm khớp vảy nến, khuỷu tay sẽ bị viêm và đau nhức nghiêm trọng. Đây là bệnh viêm khớp mạn tính và viêm khớp tự miễn. Bệnh thường diễn tiến theo từng đợt, xảy ra sau bệnh vảy nến. Người bị viêm khớp khuỷu tay do viêm khớp vảy nến thường có tổn thương xương khớp vĩnh viễn, cấu trúc khớp bị phá hủy, những bộ phận cấu tạo thành khớp bị tổn thương. Điều này làm tăng nguy cơ tàn phế, mất chức năng vận động ở người bệnh.
Người bệnh viêm khớp khuỷu tay do viêm khớp vảy nến sẽ có các triệu chứng như:
- Sưng ở một hay cả hai bên khớp.
- Đau cơ, đau gân.
- Đau sưng khuỷu tay, ngón tay.
- Đau và cứng cột sống.
- Bong tróc da đầu.
- Móng tay bị rỗ.
- Rách móng tay ra khỏi phần thịt bên dưới.
- Đỏ mắt.
1.5. Viêm khớp do lupus ban đỏ
Các trường hợp viêm khớp khuỷu tay do bệnh lupus ban đỏ cũng khá phổ biến. Khi mắc bệnh, hệ thống miễn dịch sẽ kích thích sản sinh kháng thể tấn công vào các mô, gồm cả khớp. Bệnh thường ảnh hưởng tới cả các khớp vùng bàn tay và bàn chân. Nhiều trường hợp bệnh còn ảnh hưởng tới khuỷu tay.
Người bệnh lupus thường xuất hiện các triệu chứng như thiếu máu, hội chứng Raynaud, tổn thương thận, hệ thống thần kinh, viêm màng phổi… làm đau nhức khớp, tạo thành bệnh viêm khớp do lupus ban đỏ.
1.6. Viêm bao hoạt dịch
Tình trạng viêm bao hoạt dịch tác động tới sự ổn định trong hoạt động của bao hoạt dịch. Đây là nơi chứa chất lỏng bôi trơn khớp và mô mềm quanh khớp, giảm ma sát cử động. Biểu hiện đặc trưng của tình trạng này là sưng nề mô mềm, có thể đau khi ấn và khi cử động.
1.7. Các nguyên nhân khác
Đau khớp khuỷu tay còn có thể xảy ra do tác động khách quan từ bên ngoài như:
- Chấn thương: Tai nạn dẫn tới chấn thương cũng là nguyên nhân gây bệnh. Vì thế, bạn cần xử lý triệt để các chấn thương liên quan tới xương khớp. Việc trì hoãn xử lý hoặc xử lý sai cách có thể gây ra các biến chứng như xương tay phát triển không cân đối, khớp giả, viêm khớp, nhiễm trùng khớp…
- Tính chất công việc: Bệnh xương khớp thường gặp ở người có tính chất công việc nặng nhọc, phải thường xuyên bê vác. Tình trạng viêm nhiễm tại khớp khuỷu tay thường là do người bệnh phải lặp lại các hoạt động ở tay liên tục (thợ xây, thợ chữa sửa…).
- Chơi thể thao quá sức: Hoạt động thể thao quá sức, thực hiện sai kỹ thuật là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây đau khớp và mô mềm quanh khớp. Ví dụ viêm các điểm bám gân lồi cầu trong, lồi cầu ngoài khuỷu tay,…
2. Triệu Chứng Bệnh Thoái Hóa Khủy Tay
Thoái hóa khớp khủy tay thường gây ra nhức mỏi ở vùng khủy tay, cánh tay người bệnh. So với các bệnh lý xương khớp khác, biểu hiện bệnh thoái hóa khủy tay rất dễ nhận biết như:
- Cảm giác đau âm ỉ, nhức mỏi vùng khủy tay rồi lan dần xuống cẳng tay và bàn tay.
- Vùng khớp khủy tay xuất hiện tình trạng sưng viêm, nóng đỏ
- Xuất hiện tình trạng đau cứng khớp vào buổi sáng, nhất là khi mới ngủ dậy
- Khi vận động cánh tay thường gặp tình trạng đau nhức dữ dội
- Bị hạn chế vận động vùng khủy tay, không thể cầm nắm đồ vật chắc chắn
- Hoàn toàn không cử động được khủy tay, có hiện tượng teo cơ, biến dạng khớp.
3. Biện Pháp Điều Trị Chứng Thoái Hóa Khuỷu Tay
Các triệu chứng bệnh sẽ phát triển theo thời gian và có thể dần dần trở nên nặng hơn chỉ trong vài tuần hoặc vài tháng. Sau đây là những biện pháp điều trị không cần phẫu thuật:
- Nghỉ ngơi đầy đủ;
- Chườm đá lạnh;
- Dùng thuốc chống viêm không steroid; NSAIDS (như Advil hay Aleve);
- Tập thể dục thường xuyên;
- Siêu âm;
- Mang băng, nẹp cố định;
- Tiêm steroid.
Bước đầu tiên trong quá trình điều trị chứng thoái hóa khuỷu tay chính là giảm bớt viêm nhiễm và cho phép các cơ và gân bị ảnh hưởng được “nghỉ ngơi”. Chườm đá và dùng băng, gạc cũng có thể giúp làm giảm tình trạng viêm và đau nhức. Khi chứng viêm có dấu hiệu thuyên giảm, bạn có thể bắt đầu thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng để tăng cường sức mạnh cơ bắp ở cẳng tay, đồng thời ngăn ngừa sự tái phát. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu để chắc chắn khuỷu tay của bạn đã có thể bắt đầu tập luyện.
Mong rằng sau bài viết này, bạn đã biết cách kiểm soát cơn đau do thoái hóa khuỷu tay cũng như hiểu rõ các cách điều trị tại nhà nhé.