Rất nhiều người nhầm lẫn giữa bệnh thoái hóa khớp (viêm xương khớp) với viêm khớp dạng thấp. Mặc dù có một vài đặc điểm khá giống nhau nhưng mỗi dạng có những triệu chứng và cách tiếp cận điều trị riêng biệt.
1.Triệu Chứng
Nguyên nhân hầu hết mọi người nhầm lẫn viêm khớp dạng thấp với thoái hóa khớp là do những triệu chứng thường gặp của cả hai có phần tương tự nhau, chẳng hạn như:
- Đau nhức khó tả, đặc biệt cơn đau hay phát sinh vào buổi sáng
- Sưng tấy khu vực xung quanh khớp
- Khả năng và phạm vi hoạt động bị hạn chế
Tuy vậy, vì thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp là hai tình trạng sức khỏe riêng biệt nên chúng vẫn có một số dấu hiệu đặc trưng. Nhờ vậy, các bác sĩ có thể dựa vào đó để xác định đúng vấn đề mà người bệnh gặp phải là gì.
Thoái hóa khớp | Viêm khớp dạng thấp |
|
|
2.Điều Trị Hiệu Quả Cho Thoái Hóa Khớp Và Viêm Khớp Dạng Thấp
Thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp là những vấn đề hoàn toàn khác biệt nên việc điều trị cũng không giống nhau.
2.1 Các lựa chọn điều trị viêm khớp dạng thấp
Vì viêm khớp dạng thấp là một dạng bệnh lý tự miễn nên việc chữa trị tận gốc nguyên căn vấn đề dường như bất khả thi. Phần lớn trường hợp, liệu trình điều trị của tình trạng sức khỏe này chủ yếu tập trung vào những mục tiêu là:
- Kiểm soát tốt và đẩy lui các triệu chứng bệnh, đặc biệt là tình trạng đau nhức khó tả.
- Ngăn chặn bệnh phát triển nghiêm trọng, gây tổn thương nặng đến khớp, xương cũng như các mô mềm xung quanh.
Do đó, các phương pháp chữa trị phổ biến có thể kể đến như:
- Sử dụng thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs) với mục đích giảm đau và chống viêm sưng. Các loại thuốc thường được kê toa bao gồm meloxicam, ibuprofen…
- Xây dựng lối sinh hoạt lành mạnh, bao gồm cả việc tập luyện điều độ, chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và kiểm soát tốt cân nặng…
Tuy nhiên, như đã được đề cập, các biện pháp trên chỉ có tác dụng tạm thời đối phó với những biểu hiện của bệnh. Ngoài ra, để duy trì hiệu quả, người bệnh cần phải áp dụng thường xuyên. Điều này có nguy cơ cao gây tổn hại cho người dùng thuốc NSAIDs, vốn có tác dụng phụ tổn thương thận, dạ dày và gan nếu được dùng với liều lượng lớn hoặc sử dụng trong thời gian dài. Do đó, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ khi lựa chọn giải pháp này.
Mặt khác, đối với lối sống lành mạnh, bệnh nhân cần kiên trì lâu dài mới dần dần cải thiện tình trạng sức khỏe.
2.2 Phẫu thuật có cần thiết cho điều trị viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp?
Trong trường hợp khớp chịu tổn thương quá mức, theo bác sĩ, phẫu thuật có thể trực tiếp điều trị thương tổn cũng như phục hồi khả năng hoạt động của bộ phận này. Tuy vậy, bạn cần lưu ý rằng các loại phẫu thuật như thay khớp, cắt bỏ bao hoạt dịch, nối gân… không thật sự cần thiết cho hầu hết trường hợp thoái hóa khớp hay viêm khớp dạng thấp.
Thông thường, chúng chỉ được chỉ định khi biến chứng phát sinh hoặc nhiều hướng điều trị trước đó đã được áp dụng nhưng không hiệu quả. Nguyên nhân là do những rủi ro tiềm ẩn mà phẫu thuật có khả năng cao mang lại, chẳng hạn như xuất huyết, nhiễm trùng hoặc tê liệt do dây thần kinh xung quanh bị tổn thương…