Vật lý trị liệu thoái hóa khớp hối giúp phục hồi chức năng là phương pháp hiệu quả nhằm giảm các cơn đau, duy trì chức năng khớp, hạn chế hoặc làm chậm quá trình tổn thương khớp. Thoái hóa khớp gối là hiện tượng thoái hóa loạn dưỡng của khớp gối, biểu hiện là sự biến đổi ở bề mặt sụn khớp, sau đó là biến đổi ở bề mặt khớp, hình thành các gai xương, cuối cùng dẫn đến biến đổi cấu trúc khớp và có thể dẫn đến tàn phế nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh thoái hóa khớp gối thường xảy ra ở những người lớn tuổi, nhất là những người có tiền sử lao động chân tay nặng nhọc, mang vác nhiều, đứng lâu hoặc thừa cân, béo phì.
1. Các Loại Hình Vật Lý Trị Liệu Thoái Hóa Khớp Gối
- Vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối bằng sóng ngắn: Là một phương pháp điều trị trong vật lý trị liệu trong đó sử dụng các bức xạ điện từ có bước sóng tính bằng mét, sóng ngắn dùng trong điều trị thông thường có bước sóng từ 11 m (tương đương tần số 27,12 MHz) đến 22 m (tần số 13,56 MHz).
- Vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối bằng siêu âm: Có tác dụng tăng tuần hoàn và dinh dưỡng do tăng nhiệt độ, tăng tính thấm của mạch máu và tổ chức vùng khớp gối; Giãn cơ do sóng siêu âm kích thích trực tiếp lên các thụ cảm thể thần kinh; Tăng tính thấm của màng tế bào; Kích thích quá trình tái sinh tổ chức; Tác dụng lên hệ thần kinh ngoại vi; Giảm đau giúp khớp gối vận động linh hoạt dễ dàng hơn.
- Bằng châm cứu: Bằng phương pháp châm cứu vùng khớp gối giúp lưu thông kinh mạch, giảm đau, kích thích dẫn truyền thần kinh, giúp lưu thông máu, vận động khớp gối linh hoạt hơn. Việc sử dụng châm cứu, bấm huyệt thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao sự dẻo dai của cơ thể và phòng tránh được một số bệnh tật…
- Xoa bóp bấm huyệt có tác dụng làm mềm cơ, giảm tắc nghẽn tại các huyệt, lưu thông tuần hoàn máu, giúp vận động khớp gối linh hoạt
2. Tổng hợp 5 bài tập vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối giúp giảm đau, tăng sự dẻo dai
2.1. Bài tập nâng chân thẳng
Bài tập này vừa có tác dụng khởi động, vừa tăng cường sức mạnh cho cơ đùi trước. Cách thực hiện như sau:
- Nằm ngửa trên sàn.
- Co một chân lại sao cho bàn chân bằng phẳng trên sàn.
- Giữ chân còn lại thẳng, sau đó dần dần nâng lên cao rồi hạ xuống.
- Lặp lại 10-15 lần, sau đó thực hiện tương tự cho bên còn lại.
Sau mỗi set (lần) tập, bạn hãy nghỉ ngơi khoảng 5 giây trước khi tiến hành set hoặc bài tập kế tiếp nhé!
2.2. Bài tập kéo giãn vùng cơ đùi sau
Với bài tập này, cơ đùi sau của bạn sẽ được cải thiện đáng kể:
- Đứng thẳng và để 1 chân trước, 1 chân sau như đang bước đi.
- 2 tay vịn vào ghế, mắt nhìn thẳng.
- Khuỵu gối chân trước, giữ thẳng chân sau.
- Giữ yên 15 – 20 giây, sau đó lặp lại các động tác trên 2 – 5 lần trước khi đổi chân.
Nếu không có ghế, bạn có thể đặt 2 tay chạm vào bức tường để làm điểm tựa.
2.3. Bài tập squat tăng cường sức mạnh
Đây là bài tập phổ biến trong các phòng tập gym. Tuy nhiên bạn có biết, bài tập này còn có tác dụng tăng khả năng vận động cho cơ đùi cũng như cải thiện tình trạng khớp:
- Đặt 2 chân song song rộng bằng vai, sau đó dần dần khuỵu đầu gối xuống.
- Bạn điều chỉnh tư thế sao cho lưng sẽ hơi hướng về phía trước, đầu gối song song với mặt đất.
- Giữ yên tư thế này trong 5 – 10 giây, sau đó thực hiện lại các động tác trên 5 – 10 lần.
Bài tập vật lý trị liệu khớp gối này phù hợp cho những người bị tổn thương khớp gối không quá nặng hoặc sắp bình phục.
2.4. Bài tập nâng bắp chân
Nếu không có hộp hoặc ghế chắc chắn để hỗ trợ, bạn cũng có thể tận dụng bậc cầu thang ở nhà:
- Đứng thẳng đối diện bậc thang, sau đó lần lượt bước các chân lên bậc.
- Tiếp theo, lần lượt bước từng chân xuống khỏi bậc thang.
- Hãy thực hiện động tác này khoảng 10 lần, sau đó dần dần tăng cường độ lên.
Bạn nên bắt đầu với bậc thấp để tránh gây áp lực cho khớp gối.
2.5. Bài tập nâng chân một bên
Bài tập khớp gối này cũng không quá phức tạp và được thực hiện như sau:
- Nằm nghiêng trên sàn, 2 chân duỗi thẳng.
- Nâng 1 chân lên trên và tạo 1 góc khoảng 60 độ.
- Dần dần hạ chân xuống rồi lại đưa chân lên.
- Lặp lại động tác trên khoảng 5 – 10 lần, sau đó đổi bên.
Nếu như khi mới bắt đầu, bạn không thể đưa chân lên 1 góc 60 độ thì cũng không nên quá lo lắng bởi điều này có thể từ từ cải thiện.
3. Những Lưu Ý Khi Tập Vật Lý Trị Liệu Thoái Hóa Khớp Kối
Trong quá trình thực hiện các bài tập vật lý trị liệu dành cho thoái hóa khớp gối, bạn cần lưu ý:
- Khi mới bắt đầu, bạn nên tập cùng chuyên viên vật lý trị liệu để đảm bảo an toàn cũng như giúp quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất.
- Tần suất và mức độ của các bài tập nên từ thấp đến cao.
- Nên chia tần suất tập thành 2 – 3 lần/ ngày, không nên tập dồn vào một lúc.
- Nếu sau một buổi tập thấy đau tăng lên hoặc xuất hiện dấu hiệu sưng khớp gối thì ngày hôm sau phải giảm thời gian tập xuống.
- Liên hệ ngay với bác sĩ nếu các bài tập khiến bạn đau nhức, khó chịu.
- Lựa chọn những phòng khám vật lý trị liệu – phục hồi chức năng đáp ứng đầy đủ tiêu chí về chuyên môn và trang thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả điều trị và hồi phục nhanh chóng.