Phác đồ điều trị viêm khớp gối được Bộ Y tế công bố nhằm mục đích hướng dẫn người bệnh và nhân viên y tế chữa các bệnh về khớp. Bên cạnh đó cũng là tài liệu để kiểm soát và đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị tại các bệnh viện tuyến cơ sở.
1.Phác Đồ Điều Trị Viêm Khớp Gối Được Bộ Y Tế Áp Dụng
Phác đồ điều trị Viêm khớp gối được Bộ Y tế công nhận và áp dụng chính là quy chuẩn với các cơ sở y tế. Từ đó, các chuyên gia sẽ xây dựng được liệu trình chữa phù hợp với từng bệnh nhân.
1.1 Điều trị triệu chứng bằng thuốc chống viêm
Mở đầu liệu trình chữa VKG, bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc nhằm khắc phục các biểu hiện như: đau, viêm sưng khớp gối, tấy đỏ, cứng khớp, đồng thời cải thiện chức năng vận động. Sẽ có 2 nhóm thuốc chống viêm phổ biến như sau:
Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)
Tùy vào thể trạng bệnh nhân mà bác sĩ có thể cân nhắc dùng một trong hai loại nhóm thuốc:
Nhóm thuốc chống viêm ức chế COX 2 chọn lọc được ưu tiên chỉ định vì dùng được trong thời gian dài, không gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Loại thuốc NSAID và liều lượng như sau:
– Celecoxib: 200mg – 2 lần mỗi ngày với liều lượng bác sĩ khuyến cáo
– Meloxicam: 15mg mỗi ngày một lần, dạng viên hoặc tiêm bắp tay
– Etoricoxib: 60 – 90mg dùng một lần mỗi ngày
Nhóm thuốc kháng viêm ức chế không chọn lọc có thể dùng dạng tiêm hoặc uống tùy theo kê đơn của bác sĩ. Các thuốc thường dùng là:
– Diclofenac: Trong 3 – 7 ngày đầu, dùng 75mg mỗi lần, 2 lần/ngày. Trong 4 – 6 tuần tiếp theo, dùng 50mg mỗi lần, 3 lần/ngày
– Brexin: Dùng 20g một ngày
Tuy nhiên, thuốc nhóm này có thể ảnh hưởng tiêu hóa nên cần lưu ý với bệnh nhân có tiền sử bệnh dạ dày.
Corticosteroids (thuộc nhóm thuốc chống viêm chứa steroid)
Khi các loại kháng viêm không steroid không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định Corticosteroids, trong đó có: Prednisolone, Prednisone, Methylprednisolone. Cụ thể liều lượng theo mức độ nghiêm trọng của bệnh:
– Thể vừa: Methylprednisolone 16 – 32mg/lần, sử dụng tốt nhất vào đầu buổi sáng (7-8h) sau ăn
– Thể nặng: Tiêm tĩnh mạch 40mg mỗi ngày 1 lần
– Thể cấp tính, biến chứng nặng: Truyền qua tĩnh mạch Methylprednisolone 500-1000mg trong vòng 30-45 phút, liên tục 3 ngày
– Thể mãn tính: Methylprednisolone 20mg mỗi ngày vào đầu giờ sáng sau ăn
1.2. Điều trị bằng thuốc ngăn thấp khớp (DMARDs)
Vai trò của DMARDs nhằm làm chậm tiến trình thoái hóa khớp, có thể dùng điều trị lâu dài.
Khi bệnh ở giai đoạn khởi phát, thể nhẹ, có thể dùng đơn lẻ DMARDs thông thường như sau:
– Methotrexate: Khởi đầu từ liều 7,5mg/tuần, tối đa 20mg/tuần tùy vào khả năng đáp ứng của bệnh nhân cũng như chỉ định của bác sĩ
– Sulfasalazin: Bắt đầu với liều 500mg mỗi ngày, mỗi tuần tăng 500mg cho tới khi đạt giới hạn 2000mg/ngày, 2 lần mỗi ngày và duy trì ở liều này
Nếu việc dùng thuốc lẻ không có khả năng đáp ứng, bệnh nhân được chuyển qua dùng cả hai loại.
Với bệnh ở thể nặng, DMARDs không hiệu quả sau 6 tháng, bác sĩ sẽ kê kết hợp DMARDs thông thường và DMARDs sinh học:
– Interleukin 6 4-8mg/ 1kg trọng lượng + 10-15mg Methotrexate mỗi tuần, truyền tĩnh mạch mỗi tháng không quá 400mg
– Thuốc kháng Lympho 6 500mg mỗi lần truyền tĩnh mạch 2 lần/ tháng + 10-15mg Methotrexate mỗi tuần
Ngoài ra, có thể kết hợp Methotrexate với một trong những loại kháng TNF α theo cách sau:
– Etanercept: Tiêm dưới da 50mg/ lần/ tuần
– Adalimumab: Tiêm dưới da 40mg/ lần/ 2 tuần
– Golimumab: Tiêm dưới da 50mg/ lần/tháng
– Infliximab: Truyền tĩnh mạch 2- 3 mg / kg trọng lượng mỗi tháng
Trước đó, bệnh nhân phải được thực hiện xét nghiệm sàng lọc các bệnh lý như lao, viêm gan, chức năng gan thận,…
Một lưu ý nữa, khi dùng thuốc người bệnh sẽ được theo dõi trong 3-6 tháng, nếu không hiệu quả sẽ được đổi sang cặp kết hợp khác.
1.3 Điều trị phối hợp
Bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân VKG sẽ cần phối hợp các biện pháp khác nhằm giảm thiểu triệu chứng, hỗ trợ đẩy nhanh hiệu quả điều trị. Các phương pháp phối hợp được chỉ định gồm:
Nghỉ ngơi hợp lý
Trong giai đoạn điều trị cấp tính, bệnh nhân rất cần được nghỉ ngơi để khớp có thời gian phục hồi, thư giãn
Luyện tập đúng cách
Sau thời gian nghỉ ngơi, người bị VKG nên di chuyển và thực hiện một số bài tập luyện nhẹ nhàng và phù hợp như yoga, đi bộ,…
Vật lý trị liệu
Bệnh nhân sẽ thực hiện bài tập theo giáo trình phục hồi chức năng khi được chuyên gia chỉ định và hướng dẫn. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể đưa ra phương án phẫu thuật hay thay khớp nhân tạo.
Lưu ý
Trong quá trình dùng thuốc, khó tránh được các tác dụng phụ tới tiêu hóa hay các cơ quan khác. Bệnh nhân cần chú ý tuân thủ theo ý kiến bác sĩ, thay đổi thói quen, dinh dưỡng để bù chất cho phù hợp. Đồng thời việc này cũng giúp hạn chế biến chứng sau điều trị.
1.4 Điều trị phối hợp
Điều trị phối hợp trong phác đồ điều trị viêm khớp gối đóng vai trò rất quan trọng, đảm bảo bệnh nhân vừa dùng thuốc vừa thực hiện các biện pháp phục hồi.
Các phương pháp điều trị phối hợp được bộ y tế chỉ định:
- Giai đoạn cấp tính là khoảng thời gian bệnh nhân để khớp gối được nghỉ ngơi. Nghĩa là đưa khớp về tư thế nghỉ cơ năng. Bên cạnh đó, khi các triệu chứng của giai đoạn này suy giảm, bệnh nhân có thể bắt đầu di chuyển và thực hiện các bài tập hỗ trợ chức năng vận động. Để quá trình phục hồi sau điều trị là tốt nhất.
- Thực hiện theo giáo trình phục hồi chức năng và các bài tập trong vật lý trị liệu khi được bác sĩ chỉ định. Thực hiện phẫu thuật hoặc thay khớp trong trường hợp cần thiết.
- Phòng tránh và giảm tác dụng phụ khi sử dụng thuốc điều trị
- Bệnh nhân tiền sử mắc bệnh đường tiêu hóa cần phải thận trọng khi sử dụng thuốc và có biện pháp bảo vệ kể cả khi không có triệu chứng của tác dụng phụ.
- Sử dụng các thuốc gel bao niêm mạc dạ dày, chẹn bơm proton, đặc biệt khi nhiễm khuẩn HP phải sử dụng phác đồ kháng sinh kèm theo.
- Bổ sung thêm vitamin D khi sử dụng các corticoid để giảm nguy cơ loãng xương. Dùng thêm B12, acid folic và sắt để giảm nguy cơ thiếu máu trong giai đoạn điều trị.
2. Theo Dõi Sau Điều Trị
Bệnh nhân cần phải xác định rõ ràng, khi sử dụng phác đồ điều trị viêm khớp gối của Bộ Y tế cần phải điều trị dài hạn. Bên cạnh đó phải giám sát chặt chẽ trong thời gian điều trị để giảm các tác dụng phụ.
Nhất định phải thực hiện các xét nghiệm kiểm tra chất lượng máu, chức năng gan thận thường xuyên. Tức là 1 lần trong 2 tuần đầu tiên và trong 3 tháng tiếp theo. Các xét nghiệm thời gian sau đó là tùy vào kinh tế và nhu cầu của bệnh nhân.
Thông tin về phác đồ điều trị viêm khớp gối của Bộ y tế mong rằng sẽ giúp bệnh nhân có biện pháp xử lý rõ ràng. Bên cạnh đó cũng hỗ trợ đội ngũ y/bác sĩ điều trị theo phác đồ khoa học và có sự đối chứng sát xao trong quá trình thực hiện.