Bệnh viêm khớp dạng thấp là một dạng bệnh lý viêm mạn tính, có tính tự miễn với dấu hiệu xuất hiện trên người bệnh như: đau nhức, sưng, nóng đỏ, đôi khi còn bị cứng khớp, khó cử động. Bệnh phát sinh bởi sự tổn thương khớp ở một số bộ phận như màng hoạt dịch, đĩa đệm, sụn khớp, xương dưới sụn, đầu xương, gân, cơ,… do những nguyên nhân khác nhau gây nên. Có rất nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp, dưới đây là một số bài thuốc hay dùng.
1.Chữa Viêm Khớp Dạng Thấp Bằng Cây Chìa Vôi
Đặc điểm: loại cây có tính mát, vị đắng, tác dụng thông kinh, tiêu thũng, giải độc, thanh nhiệt, kháng khuẩn. Tất cả các bộ phận của cây đều được sử dụng làm vị thuốc trị bệnh xương khớp.
Nghiên cứu cho thấy, thân cây chứa hợp chất phenolic, acid hữu cơ, saponin, acid amin,… Mặt khác, phần ngọn và lá lon còn chứa chất xơ, nước, tro, glucid,… Các hoạt chất có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp. Hai bài thuốc từ lá chìa vôi sau sẽ làm mạnh gân cốt và giảm đau nhức khớp xương:
Áp dụng bài thuốc đắp
- Rửa sạch lá chìa vôi rồi để ráo nước
- Vò nát dược liệu và sao nóng cùng muối hột ở nhiệt độ vừa phải
- Đắp bài thuốc lên khu vực bị đau, khi thuốc nguội thì ngừng lại.
Sử dụng bài thuốc uống
- Nguyên liệu cần có gồm chìa vôi, tầm gửi, lá lốt, cỏ ngươi, cỏ xước. Mỗi thứ chuẩn bị từ 10 – 20g
- Phơi khô thảo dược và sắc thành thuốc
- Mỗi ngày sắc 1 thang, uống 3 – 4 bát thuốc trong ngày
2.Thuốc Nam Chữa Viêm Đa Khớp Dạng Thấp Bằng Lá Lốt
Đặc điểm: trong Đông y, lá lốt có tính ấm, vị cay nồng. Tác dụng của dược liệu là tán hàn, ôn trùng, chỉ thống, trở thành vị thuốc quen thuộc trong bài thuốc trị đau xương khớp. Bên cạnh đó, lá lốt còn có khả năng giảm đau, kháng viêm và kháng khuẩn rất tốt. Những bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp từ dược liệu là:
2.1 Sử dụng lá lốt tươi
- Sơ chế sạch sẽ từ 10 – 20g lá lốt tươi
- Cho tất cả dược liệu vào nồi và sắc thành thuốc
- Bạn kiên trì uống thuốc trong 1 tuần để đạt hiệu quả tốt
2.2 Dùng lá lốt đã phơi khô
- Sau khi phơi khô khoảng 20g lá lốt, bạn đem rửa sạch để gạt bỏ bụi bẩn
- Tiếp theo, bạn cho dược liệu vào nồi, đổ ngập nước và sắc uống trong ngày
- Bạn nên uống nước lá lốt khi còn nóng và sau các bữa ăn
- Kiên trì áp dụng bài thuốc từ lá lốt khô trong 10 ngày
3.Rễ Cây Trinh Nữ Trị Viêm Khớp Dạng Thấp
Theo Đông y, thảo dược có tính hàn, vị ngọt, giúp giảm đau, chống viêm, an thần. Các bài thuốc từ rễ cây trinh nữ có khả năng giảm nhanh triệu chứng đau nhức và hỗ trợ phục hồi viêm khớp. Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một củ sả, rễ cây trinh nữ, rễ cây cỏ xước, cây xoan leo
- Sao vàng tất cả các vị thuốc
- Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc và đem uống sau bữa ăn
- Người bệnh nên tham khảo thông tin của chuyên gia để gia giảm thảo dược theo hàm lượng chuẩn
4.Bài Thuốc Nam Trị Viêm Khớp Dạng Thấp Từ Gừng
Đặc điểm của gừng là vị đắng, tính ấm, vì vậy nó có khả năng giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Ngày nay, các bài thuốc từ gừng đã trở nên quen thuộc đối với các bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp. Có rất nhiều cách điều trị bằng gừng, cụ thể:
Kết hợp gừng với muối và hành tây
- Nguyên liệu cần có gồm gừng, hành tây, 1 chiếc túi vải và 0,5g muối hột
- Bạn rang muối trong 10 phút rồi cho vào đựng trong túi vải. Lưu ý, bạn nên cho muối chiếm 2/3 diện tích của túi.
- Thái gừng và hành tây thành từng lát mỏng và đựng bên trong túi
- Đắp túi này lên khu vực khớp bị đau, tiến hành lật qua lật lại nhiều lần
- Nếu thấy túi nguội, bạn có thể rang lại dược liệu và sử dụng thêm lần nữa
Sử dụng rượu gừng
- Bạn cần chuẩn bị 100ml rượu trắng và 1 củ gừng tươi
- Sau khi rửa và cạo sạch vỏ gừng, bạn cắt thành từng lát để ngâm chung với 100ml rượu trắng
- Mỗi ngày bạn uống 1 chén rượu gừng
5.Cách Chữa Bệnh Bằng Lá Ngải Cứu
Đặc điểm: nghiên cứu cho thấy, ngải cứu chứa nhiều flavonoid và acid amin có khả năng kháng viêm, giảm đau và kháng khuẩn.
Ngoài ra, dược liệu còn có tính ấm, mùi hăng, vị đắng, giúp làm giảm viêm đau, điều hòa khí huyết, cầm máu. Do đó, nó thường xuyên được sử dụng để điều trị chứng đau bụng, đau xương khớp.
Uống nước lá ngải cứu
- Bạn chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu tươi, không có lá héo, sâu và rửa sạch với nước
- Cho thảo dược vào nồi, đổ ngập nước và đun lửa to
- Mỗi ngày, bạn uống 3 bát thuốc vào các buổi sáng – trưa – tối
- Bạn uống thuốc liên tục trong 2 tuần sẽ thấy tình trạng viêm khớp, đau nhức tại khớp cải thiện đáng kể
Kết hợp mật ong với ngải cứu
- Để thực hiện bài thuốc, bạn cần chuẩn bị 1 nắm ngải cứu và 2 thìa mật ong nguyên chất
- Bạn rửa ngải cứu và xay nhuyễn để thu lấy nước cốt
- Thêm 2 thìa mật ong vào nước ngải cứu, khuấy đều
- Bạn chia hỗn hợp làm 2 phần để uống vào 2 buổi sáng – chiều trong ngày
6.Chữa Viêm Khớp Dạng Thấp Bằng Thuốc Nam – Cây Đỗ Trọng
Đặc điểm: có tác dụng giúp gân cốt dẻo dai, chắc khỏe, kháng viêm và giảm đau tốt. Ngoài ra, y học hiện đại còn nhận thấy thảo dược giúp giảm cholesterol, giãn mạch và hạ huyết áp đối với bệnh nhân huyết áp cao. Cách điều trị:
- Chuẩn bị các vị thuốc gồm đan sâm (320g), đỗ trọng (320g), xuyên khung (200g), rượu trắng (1 lít).
- Thái vụn tất cả dược liệu rồi đem ngâm với rượu trắng
- Sau 5 ngày ngâm rượu người bệnh có thể mang ra sử dụng
- Uống 2 lần/ ngày, mỗi lần dùng khoảng 20 – 30ml
7.Sử Dụng Bột Quế Điều Trị Viêm Khớp Dạng Thấp
Đặc điểm: bột quế có khả năng đẩy lùi nhanh chóng và hiệu quả tình trạng viêm đau và sưng khớp. Cách thực hiện bài thuốc từ bột quế tương đối đơn giản:
- Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm mật ong nguyên chất, bột quế và nước nóng
- Bạn cho bột quế và mật ong vào cốc theo tỷ lệ 1:2
- Đổ nước nóng vào trong, khuấy đều và uống đều đặn vào các buổi sáng, tối
8.Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Cà Tím
Đặc điểm: cà tím thuộc tính hàn và có vị ngọt. Tác dụng của nó là trị tiểu ra máu, đau lưng, co rút xương đau nhức, co rút chân,… Do đó, cà tím có khả năng hỗ trợ trị các bệnh về xương khớp nhưng không gây tác dụng phụ. Thực hiện:
- Bạn ngâm cà tím với nước muối loãng và rửa lại với nước
- Đun sôi một nồi nước, thái cà thành lát mỏng và cho vào nồi
- Đậy nắp và đun trong 2 phút rồi tắt bếp, ngâm cà cho đến khi nước nguội thì chắt lấy nước và loại bỏ bã
- Đựng phần nước trong lọ thủy tinh để sử dụng dần
- Bạn uống nước cà tím 3 lần/ ngày trước các bữa ăn 30 phút
- Giữ lại một ít nước để trộn với dầu oliu
- Thoa hỗn hợp lên khu vực bị viêm khớp, sử dụng băng gạc quấn xung quanh nhằm giữ ấm
- Thời điểm thoa thuốc là vào buổi tối trước khi đi ngủ
9.Áp Dụng Bài Thuốc Điều Trị Bằng Cà Gai Leo
Đặc điểm: Cà gai leo chứa lượng lớn flavonoid – kháng sinh có khả năng giảm đau và chống viêm. Hoạt chất trong thảo dược phù hợp với người mắc bệnh xương khớp và mang tới hiệu quả tốt. Hai cách áp dụng cà gai leo để chữa bệnh gồm:
Bài thuốc chữa bệnh số 1:
- Rửa thật sạch 10 – 20g cà gai leo
- Cho thảo dược vào nồi, đổ ngập nước, đun sôi rồi tắt bếp
- Uống thuốc hàng ngày để mạnh gân cốt, chữa phong thấp, giảm đau và tiêu sưng tại khớp bị viêm
Bài thuốc chữa bệnh số 2:
- Bạn cần chuẩn bị 300g các vị cà gai leo, thổ phục linh, cỏ xước, 100g quế chi và 80g lá lốt
- Rửa sạch và phơi khô tất cả thảo dược
- Tán dược liệu thành bột rồi ngâm chung với 1 lít rượu trắng
- Bạn cho hỗn hợp vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp và ngâm trong 10 ngày
- Mỗi ngày bạn uống thuốc 2 lần, mỗi lần dùng 30ml.
- Tác dụng của bài thuốc là giảm cơn đau và tăng cường sức khỏe của xương khớp
10.Cách Chữa Bệnh Bằng Cây Tần Giao
Đặc điểm: đây là vị thuốc được sử dụng phổ biến để chữa bệnh viêm khớp dạng thấp. Bởi lẽ, cây tần giao có vị đắng, tính hàn, giúp kháng viêm và khu trừ phong thấp. Khi sử dụng thảo dược thường xuyên, người bệnh sẽ đẩy lùi chứng đau, sưng, tấy đỏ tại xương khớp. Thực hiện:
Người bệnh cần chuẩn bị 12g hán phong kỷ, 12g tần giao, 8g độc hoạt và xuyên khung cùng 10g mỗi loại đào nhân, nhũ hương, uy linh tiên, bạch chỉ, hoàng bá, hải phong đằng. Cách sắc thuốc:
- Bạn rửa sạch và phơi khô tất cả dược liệu
- Sắc các vị thuốc với nước
- Chia thuốc thành 2 – 3 lần và uống sau các bữa ăn
11.Bài Thuốc Kết Hợp Nhiều Thảo Dược
Đặc điểm: bài thuốc phù hợp với người bị sưng khớp lâu ngày, co duỗi khó khăn và có dấu hiệu biến dạng khớp. Ngoài ra, người bệnh còn gặp tình trạng xuất hiện nốt cục dưới da, đau lưng, teo cơ, mỏi gối, mạch tế sác, sắc lưỡi nhợt nhạt ít rêu, cơ thể mệt mỏi.
Cách sắc thuốc: chuẩn bị các vị thuốc như đẳng sâm (15g), tần quy, bạch linh, sao tùng thục địa, bạch thược, tần giao, tầm gửi cây dâu (mỗi loại 12g); đỗ trọng, cây cỏ xước, hồ cùng (mỗi loại 10g); phòng phong, khương thanh (mỗi loại 9g); cam thảo (6g); tế thảo, nhục quế (mỗi loại 3g).
Mỗi ngày sắc một thang thuốc với các vị nêu trên. Kiên trì uống một thời gian sẽ thấy triệu chứng cải thiện đáng kể.