Có nhiều phương pháp điều trị đau xương khớp tại nhà, chẳng hạn như đau nhức xương khớp chân hay đau nhức xương khớp toàn thân, mà không tốn nhiều chi phí. Hãy thử một trong những cách dưới đây hoặc kết hợp chúng để tìm ra cách giảm đau xương khớp phù hợp và hiệu quả cho chính bạn.
1.Tập thể dục
Tập thể dục hàng ngày có thể giúp cơ bắp khỏe mạnh và duy trì khả năng vận động. Khi bạn tập thể dục, các cơ hỗ trợ khớp xương sẽ rắn chắc hơn, đồng thời cơ thể cũng sẽ kích hoạt việc sản xuất endorphin giúp làm giảm đau. Đây là một trong những phương pháp rất hữu hiệu để điều trị đau nhức xương khớp chân và đau nhức xương khớp toàn thân.
Không vận động hoặc hạn chế vận động có thể giúp bạn tránh bị đau nhưng cũng có thể khiến các khớp bị cứng và chậm phục hồi. Trong trường hợp viêm xương khớp, tập thể dục không đủ có thể đẩy nhanh tốc độ tổn thương khớp.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đối với những người bị viêm xương khớp, việc tập thể dục với một người khác đặc biệt có lợi. Người này có thể là một huấn luyện viên riêng hoặc một người bạn cùng tập thể dục. Các chuyên gia cũng khuyên bạn nên tìm một hoạt động thể thao mà mình yêu thích.
Các hoạt động nhẹ nhàng sẽ là một lựa chọn tốt, chẳng hạn như:
- Đi xe đạp
- Đi bộ
- Bơi lội hoặc tập thể dục dưới nước
- Thái cực quyền hoặc yoga
2. Chườm Nóng Và Chườm Lạnh
Chườm nóng có thể giúp giảm không chỉ đau nhức xương khớp chân mà còn đau nhức xương khớp toàn thân khi bạn cho các khớp xương thư giãn, trong khi chườm lạnh có thể giúp giảm viêm.
Dưới đây là một số mẹo để khi sử dụng 2 phương pháp này:
- Luân phiên chườm nóng và chườm lạnh.
- Chườm nóng tối đa 20 phút mỗi lần.
- Trong 2 ngày đầu sau khi bị chấn thương, hãy chườm lạnh trong khoảng 20 phút và từ 4-8 lần một ngày.
- Sử dụng túi chườm lạnh thường xuyên hơn trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi bị chấn thương.
- Không bao giờ chườm đá trực tiếp lên da.
- Kiểm tra túi chườm nóng để đảm bảo rằng nhiệt độ không quá nóng trước khi sử dụng.
- Không sử dụng chườm nóng nếu khớp của bạn đang ấm.
- Tắm nước ấm vào buổi sáng có thể làm dịu các khớp bị cứng.
3. Massage
Phương pháp tự nhiên này có từ hàng nghìn năm trước và khoa học hiện đại cho thấy nó có thể giúp giảm đau xương khớp hiệu quả. Massage giúp giảm bớt tình trạng căng cứng cơ liên quan đến viêm khớp bằng cách cải thiện tuần hoàn máu, giúp giảm viêm. Điều đó góp phần tăng cường lưu lượng máu đến các khớp xương, cải thiện việc chuyển động và giảm đau nhức xương khớp chân cũng như đau nhức xương khớp toàn thân.
Massage là một cách giúp giảm đau xương khớp hiệu quả
4. Tinh Bột Nghệ
Rễ nghệ đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm tuyệt vời và nhiều người đã thêm bột nghệ vào nước sốt, sinh tố hoặc trà. Các nghiên cứu cho thấy nghệ ngăn chặn các protein gây viêm và có tác dụng làm dịu cơn đau nhức xương khớp chân như thuốc giảm đau nhức xương khớp không steroid (NSAID) thường được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, curcumin, thành phần hoạt chất trong nghệ, chỉ chiếm khoảng 3% trong rễ nghệ, vì vậy các chuyên gia thường khuyến nghị mọi người nên bổ sung curcumin để có được một lượng hiệu quả.
Đối với nhiều người, bổ sung curcumin hàng ngày từ 200 mg đến 1.000 mg là được. Tuy nhiên, hãy kiểm tra với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung nào để đảm bảo rằng nó sẽ không tương tác với các loại thuốc mà bạn hiện đang sử dụng hoặc khiến bạn có nguy cơ mắc phải các vấn đề về sức khỏe khác. Ngoài ra, hãy lưu ý đến các chất bổ sung có chứa chất bảo quản hoặc các chất phụ gia khác, chẳng hạn như gluten, sữa và đậu nành.
5. Xoa Bóp
Xoa bóp là cách trị đau nhức xương khớp tại nhà hiệu quả, được nhiều người áp dụng. Lực tác động từ bàn tay có thể giúp người bệnh thư giãn các khớp xương và mô mềm bao quanh, giảm căng cơ và giảm lực đè nén lên các dây thần kinh. Từ đó ngăn ngừa tình trạng cứng khớp và giảm cảm giác đau nhức hiệu quả.
Để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh nên thoa dầu nóng hoặc tinh dầu thảo dược (tinh dầu gừng, tinh dầu bạc hà, dầu tràm trà…) trước khi xoa bóp. Thực hiện 1 – 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 10 – 20 phút.
6. Nghỉ Ngơi
Nếu bị đau nhức nhiều, người bệnh nên dừng các hoạt động và dành thời gian nghỉ ngơi. Ngoài ra biện pháp này còn giúp người bệnh cải thiện tâm trạng, giảm áp lực lên khớp xương tổn thương, mạch máu và các dây thần kinh liên quan.
Vì thế để thư giãn và cải thiện cảm giác đau nhức, người bệnh có thể nằm trên giường hoặc ngồi với tư thế thoải mái, giữ cho khu vực tổn thương không chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể.
7. Ăn Uống Lành Mạnh
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc quá trình điều trị đau nhức xương khớp. Bởi thành phần dinh dưỡng trong các thực phẩm có vai trò duy trì sức khỏe xương khớp, giảm đau, giảm viêm, ngăn thoái hóa khớp và nâng cao sức khỏe tổng thể.
Thực phẩm nên ăn:
- Thực phẩm giàu vitamin D, C: Cá hồi, cá ngừ, sữa, lòng đỏ trứng, tôm, nấm, dầu gan cá tuyết, cam, bông cải xanh, kiwi, ớt chuông đỏ, cà chua, dâu tây, dưa lưới vàng, khoai tây…
- Thực phẩm giàu canxi: Sữa, sữa chua, các loại hạt, phô mai, hạnh nhân, rau lá xanh, các loại đậu, cá mòi, cá hồi, động vật có vỏ…
- Thực phẩm chứa protein: Trứng, hạnh nhân, yến mạch, ức gà, phô mai, bông cải xanh, sữa…
- Thực phẩm giàu axit béo omega-3: Dầu gan cá tuyết, trứng cá muối, cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi, hàu, hạnh nhân…
- Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Cà chua, bông cải xanh, ớt chuông, dâu tây, việt quất, táo, cam, yến mạch, quả óc chó, hạnh nhân, trà, đậu đỏ…
Thực phẩm nên kiêng:
- Thực phẩm rán, chiên xào nhiều dầu mỡ.
- Thức ăn đóng hộp, chứa chất bảo quản.
- Món ăn nhiều muối hoặc nhiều đường.
- Thực phẩm cay nóng.
- Thực phẩm chứa chất béo kém lành mạnh.
8. Duy Trì Tư Thế Đúng Trong Sinh Hoạt
Để cải thiện đau nhức xương khớp và các biểu hiện đi kèm, người bệnh cần thường xuyên đi lại; ngủ, ngồi, đi đứng và làm việc đúng tư thế. Cụ thể:
Tư thế ngồi:
- Ngồi thẳng trên ghế có lưng tựa. Chân duỗi thẳng, không bắp chéo. Độ cao của ghế phù hợp với độ cao của bàn làm việc và màn hình máy tính.
- Thường xuyên thay đổi tư thế, đứng dậy, đi lại hoặc vận động nhẹ nhàng.
Tư thế ngủ:
- Nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng khi ngủ. Không nên nằm sấp.
- Có thể đặt gối giữa thân người và giữa hai đầu gối khi ngủ nghiêng. Điều này giúp duy trì độ cong tự nhiên của cột sống và giảm áp lực lên các khớp xương.
- Thường xuyên thay đổi tư thế trong suốt thời gian ngủ. Tránh việc duy trì chỉ 1 đến 2 tư thế.
- Lựa chọn gối kê đầu có độ cao và độ mềm thích hợp
- Đảm bảo độ đàn hồi của nệm.
- Đảm bảo ngủ đủ từ 7 – 8 giờ đồng hồ mỗi đêm để duy trì chức năng và sức khỏe xương khớp.
9. Sử Dụng Thuốc Giảm Đau Nhức Xương Khớp Không Kê Đơn
Một trong những cách giúp bạn đối phó cơn đau hiệu quả là sử dụng thuốc giảm đau nhức xương khớp không kê đơn, trong đó phổ biến nhất là paracetamol và thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen và naproxen. NSAID sẽ ngăn chặn các enzym góp phần quan trọng trong việc tạo ra prostaglandin. Bằng cách này, NSAID ngăn cơ thể sản xuất ra nhiều prostaglandin, giúp giảm sưng và đau. Tuy nhiên, cần lưu ý tuân theo hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và tránh uống quá liều để tránh nguy cơ mắc phải các tác dụng phụ.
Hiện nay, Hapacol là thương hiệu thuốc giảm đau uy tín trên thị trường mà bạn có thể an tâm sử dụng với nhiều dòng sản phẩm thuốc giảm đau như Hapacol Đau Nhức, Hapacol 650 Extra, Hapacol Blue,…
Bệnh viêm khớp có tính chất âm ỉ, kéo dài. Muốn cải thiện bệnh, bạn cần có cho mình chế độ sinh hoạt, làm việc hợp lý. Ngoài ra, người bệnh nên sử dụng thêm các thực phẩm bảo vệ sức khỏe để hỗ trợ làm giảm triệu chứng. Khi có các dấu hiệu bất thường cần liên hệ với bác sĩ để có phương hướng xử lý kịp thời.