Thời điểm chuyển giao mùa là lúc các bệnh lý về xương khớp biểu hiện mạnh lên, trong đó có viêm khớp bàn tay. Tình trạng này gặp ở nhiều lứa tuổi và triệu chứng ở giai đoạn mới phát triển không rõ ràng, do vậy bệnh nhân thường chưa có phương án điều trị hợp lý.
1.Viêm Khớp Bàn Tay Là Gì?
Viêm khớp là một thuật ngữ chung cho tình trạng sưng ở khớp. Viêm khớp bàn tay dùng để chỉ riêng tình trạng sưng ở khớp cổ tay và/hoặc ngón tay, là nguyên nhân phổ biến gây đau ở bàn tay.
2.Nguyên Nhân
Viêm khớp có xu hướng xảy ra ở bệnh nhân cao tuổi hoặc những người từng bị chấn thương bàn tay. Một số bệnh nhân có thể có các dạng viêm khớp khác như viêm khớp dạng thấp hoặc viêm khớp do gout.
3.Triệu Chứng
Các triệu chứng của viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp (viêm) là tương tự nhau. Các triệu chứng này bao gồm:
- Cảm giác ken két hoặc răng rắc ở khớp bị ảnh hưởng khi cử động
- Khớp biến dạng
- Đau ở khớp bị ảnh hưởng – tình trạng này có thể trầm trọng hơn khi sử dụng khớp bị đau (ví dụ như khi cầm nắm vật nặng), nhưng sẽ giảm bớt khi nghỉ ngơi
- Theo thời gian, tình trạng đau có thể thường trực hơn — chuyển từ đau âm ỉ thành đau nhói, đôi khi lan rộng ra ngoài khớp bị ảnh hưởng
- Giảm khả năng vận động ở khớp bị ảnh hưởng
- Khớp sưng đỏ, nhạy cảm đau khi chạm vào
- Yếu khớp
Người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp (viêm) có thể bị cứng khớp lâu hơn vào buổi sáng và khớp bị sưng, đỏ nhiều hơn so với người bị viêm xương khớp.
4. Chẩn Đoán Và Cách Điều Trị Đau Khớp Bàn Tay
Chẩn đoán nguyên nhân là điều kiện cần và đủ để quá trình điều trị sau đó đạt hiệu quả. Bệnh nhân cũng nên hợp tác và trao đổi triệu chứng để bác sĩ nắm bắt được, bên cạnh đó không nên lạm dụng các thuốc giảm đau khi chưa biết rõ bệnh.
4.1 Phương pháp chẩn đoán viêm khớp bàn tay
Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp được thực hiện qua các bước sau:
- Trao đổi triệu chứng: Trước tiên bác sĩ sẽ trao đổi về các triệu chứng với bệnh nhân. Bao gồm các biểu hiện đau tại khớp, mức độ viêm, khả năng cử động, các biến chứng đã xuất hiện…để xác định bước đầu tình trạng bệnh.
- Xét nghiệm tổng thể: Dựa trên các biểu hiện đã trao đổi, bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm bao gồm: Xét nghiệm máu, nước tiểu, chức năng gan thận…để đánh giá mức độ nhiễm khuẩn toàn thân.
- X – quang/CT: Chụp x – quang và cắt lớp CT được chỉ định ngay sau khi thực hiện xét nghiệm tổng quát. Các hình ảnh này giúp bác sĩ xác nhận phạm vi tổn thương và vị trí khớp viêm.
Sử dụng kết quả của các bước trên để kết luận thêm về bệnh và đưa ra điều hướng xử lý.
4.2 Chữa viêm khớp bàn tay bằng Tây y
Điều trị tây y là biện pháp kết hợp cả sử dụng thuốc, vật lý trị liệu và phẫu thuật nếu có. Bệnh nhân sẽ thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị.
Sử dụng tây y mặc dù cho hiệu quả nhanh nhưng lại có nhiều rủi ro gây độc cho cơ thể. Nên cân nhắc về liều lượng và thời gian sử dụng để tránh gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
Các thuốc tây thường sử dụng để điều trị căn nguyên và cắt giảm triệu chứng. Một số nhóm thường dùng bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, diclofenac, celecoxib…có tác dụng giảm đau theo mức độ từ nhẹ đến nặng. Sử dụng ở cả dạng bào chế viên và gel bôi. Nên lựa chọn các dòng ít tác dụng phụ trên đường tiêu hóa trước, khi không có đáp ứng thì mới đổi sang các dòng khác. Lưu ý không lạm dụng các thuốc giảm đau opioid (morphin) khi chưa cần thiết.
- Thuốc chống viêm: Methylprednisolon, betamethason, hydrocortison…điều trị viêm hiệu quả. Sử dụng đường uống là chủ yếu và nên dùng vào buổi sáng để giảm gây độc trên tuyến thượng thận. Trong trường hợp nặng phải dùng dạng tiêm và theo dõi kỹ để tránh gây quá liều.
- Kháng sinh: Augmentin, penicillin, beta lactam…đặc trị trong viêm xương khớp, diệt khuẩn toàn thân. Sử dụng kháng sinh từ phổ hẹp đến rộng để tránh tình trạng kháng chéo.
4.3 Vật lý trị liệu
Các biện pháp vật lý trị liệu giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng, phục hồi bệnh và tránh nguy cơ tái phát. Bệnh nhân có thể thực hiện điều trị viêm khớp bàn tay như sau:
- Dùng sóng điện: Sóng điện nhỏ sẽ giúp tiêu viêm, giảm phù nề và giảm đau rất hiệu quả. Sử dụng trong và sau điều trị khoảng 1 tháng sẽ có kết quả phục hồi nhanh hơn.
- Bài tập mở khớp ngón: Thực hiện bài tập co duỗi cơ và khớp bàn tay theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Mục đích là để cải thiện vận động và phục hồi phạm vi di chuyển cho khớp.
4.4 Phẫu thuật
Thực hiện phẫu thuật được chỉ định khi bệnh chuyển nặng, bắt đầu có các biến chứng trên khớp hoặc trong trường hợp va chạm cấp tính. Tùy vào hoàn cảnh mà sẽ thực hiện các thủ thuật chỉnh hình, nẹp cố định hoặc tháo khớp.
5.Biện Pháp Phòng Tránh Viêm Khớp Bàn Tay
Phòng tránh viêm khớp bàn tay hiệu quả nếu bạn thực hiện các chú ý sau:
- Thường xuyên thăm khám sức khỏe xương khớp, theo dõi kết quả và trao đổi nguy cơ mắc bệnh với bác sĩ để có biện pháp phòng ngừa sớm.
- Phân chia công việc phù hợp, không làm quá nặng hoặc nhiều trong khoảng thời gian dài.
- Dành thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi để hỗ trợ sức đề kháng.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và duy trì theo ngày. Tránh tiếp xúc thường xuyên với các nhóm chất kích thích.
- Tham gia hoạt động thể chất hoặc các môn thể thao để hỗ trợ xương khớp phát triển.
- Có thể bổ sung thêm một số dòng thực phẩm hỗ trợ để phòng ngừa bệnh.
- Tìm hiểu kỹ về bệnh để khi mắc phải sẽ có phương án điều trị phù hợp.
- Ngủ đủ 8 tiếng/ngày.
- Cung cấp đầy đủ nước từ 1,5 – 2L /ngày.
Viêm khớp bàn tay là tình trạng bệnh khá nguy hiểm, có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng. Bài viết trên đây hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này, đồng thời giúp người mắc có biện pháp xử lý đúng trong điều trị.