Viêm khớp vai trái là chứng bệnh xương khớp phổ biến, gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm nguyên nhân sẽ giúp người bệnh điều trị đau vai trái – vai phải dứt điểm và phòng ngừa tái phát.
1.Đau Nhức Khớp Vai Trái Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?
Đau khớp vai trái là hiện tượng khớp, lớp sụn khớp hoặc màng dịch bao khớp ở vai trái bị tổn thương do các yếu tố nội – ngoại nhân tác động, từ đó gây đau nhức, sưng tấy và phù nề một cách từ từ. Chính vì thế mà rất nhiều bệnh nhân không để ý đến dấu hiệu của bệnh, chỉ đến lúc bị đau dữ dội mới “ngã ngửa” biết mình bị bệnh.
Đau khớp vai trái khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái đau nhức âm ỉ, đau cứng cơ và ảnh hưởng đến sự vận động của nửa phần người phía trên. Tình trạng đau khớp vai trái mà không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu đang còn nhẹ thì gây hạn chế vận động của bệnh nhân, khiến bệnh nhân không làm được việc nặng, đi lại khó khăn. Đối với bệnh nặng thì nó sẽ chèn ép rễ dây thần kinh, rối loạn vận động, dần dần dẫn đến teo cơ, thậm chí có thể tàn phế suốt đời. Chính vì thế bệnh bệnh đau khớp vai bên trái nó rất nguy hiểm, khi có những triệu chứng bất thường, bệnh nhân nên phát hiện kịp thời và đến trung tâm y tế để được điều trị hiệu quả.
2.Nguyên Nhân, Triệu Chứng Bệnh Viêm Khớp Vai Trái
Đau khớp vai bên trái là bệnh lý phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không ít người lại chưa nhận thức đúng đắn và chi tiết về viêm khớp vai trái khiến tỉ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng. Vậy đau khớp vai trái do đâu? Triệu chứng như thế nào?
2.1 Nguyên nhân
Nguyên nhân đau khớp vai trái có thể hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau, mỗi một nguyên nhân tương ứng với một phác đồ điều trị khác nhau. Vì thế, thay vì tự ý chữa bệnh, người bệnh nên tìm hiểu rõ nguồn gốc của bệnh. Một số nguyên nhân phổ biến khi bị đau khớp vai bên trái.
- Bệnh thoái hóa đốt sống cổ: Khi người bệnh bị thoái hóa đốt sống cổ thì lúc này các đốt sống cổ khô lại, không còn dịch nhầy nên cọ xát với nhau, chèn ép rễ dây thần kinh làm cho khớp vai trái bị đau. Càng về đêm thì cơn đau lại càng dữ dội.
- Vôi hóa khớp vai: Khi người bệnh bị nhiễm bất kì một loại bệnh lý xương khớp nào đó, vận động sai tư thế dẫn đến sụn khớp tổn thương, lượng canxi trên thân khớp xương bị thiếu hụt, dần dần gây nên hiện tượng vôi hóa.
- Trật khớp vai: Đây là chấn thương phổ biến nhất, tình trạng này xảy ra khi xương khớp vai bị lệch khỏi vị trí ban đầu làm cho khớp vai trái đau nhức, tấy đỏ và các cử động hạn chế.
- Chấn thương: Tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ngã, gây tổn thương xương khớp vai nhưng không được điều trị dứt điểm.
- Ngoài những nguyên nhân trên còn có một số nguyên nhân như sinh hoạt không khoa học, làm việc không đúng tư thế, khuân vác vật nặng, thừa cân, lười tập thể dục thể thao,….
2.2 Triệu chứng
Các dấu hiệu của bệnh rất rõ ràng, người bệnh hoàn toàn có thể nhận biết thông qua các triệu chứng sau đây:
- Cơn đau kéo dài, âm ỉ và xuất hiện thường xuyên ở vùng vai trái, đau xương vai trái có thể lan sang đau vai phải và lan xuống phần lưng và cổ.
- Khi ngủ dậy, người bệnh sẽ cảm thấy khó cử động ở khớp vai. Phải mất 15 đến 30 phút xoa bóp vùng khớp vai trái thì mới cử động bình thường trở lại.
- Đau nhức kéo dài, tác động đến các hoạt động của vùng vai. Các động tác co duỗi, xoáy bả vai đều bị hạn chế, cử động khó khăn. Bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày, bệnh nhân không thể tự chải đầu, thay áo hay giơ tay lên cao.
- Khi bệnh nhân bị đau nhức khớp vai trái đến giai đoạn nặng thì sẽ xuất hiện triệu chứng tê bì, lúc này màng dịch cọ xát với rễ dây thần kinh trên vai trái gây tê bì râm ran ở cánh tay và bàn tay
3.Chẩn Đoán Và Cách Điều Trị Đau Khớp Vai Trái
Khi phát hiện cơ thể có những triệu chứng của bệnh đau khớp vai bên trái, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán bệnh và có những phương án điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
3.1 Phương pháp chẩn đoán
Khi bệnh nhân thăm khám về tình trạng đau khớp vai trái, bác sĩ chuyên khoa sẽ tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh bằng cách sau:
- X-quang khớp vai: Phim chụp khớp vai có thể nhìn thấy được sự thoái hóa, lắng đọng calci ở gân cơ trên vai nhưng không chẩn đoán được có bị tổn thương khớp vai hay không.
- Chụp MRI: Phương pháp này cho phép chẩn đoán chính xác các tổn thương phần mềm ở khớp vai trái.
- Bên cạnh đó, bác sĩ còn thực hiện thăm khám, chẩn đoán tại chỗ bằng việc hỏi các câu hỏi liên quan đến bệnh và xem trực tiếp vùng bị đau.
3.2 Các cách điều trị đau khớp vai hiệu quả
Thuốc Tây
Sử dụng thuốc Tây là phương pháp đầu tiên người bệnh áp dụng nhằm giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, Efferalgan 500mg dạng viên sủi,… giúp giảm đau khớp vai tức thì.
- Thuốc kháng viêm: Feldene, Voltaren, Ibuprofen, Profenid,… có tác dụng hỗ trợ giảm đau nhức và kháng viêm toàn diện.
- Thuốc giãn cơ: Myonal 50mg, Decontractyl, Diazepam 5mg,… chống tình trạng cứng cơ, co cơ vai trái, vai phải.
Điều trị đau khớp vai bằng Thuốc Nam
Từ xưa, người Việt đã tích lũy và lưu truyền kinh nghiệm chữa bệnh bằng các loại thảo dược lành tính. Đối với chứng đau khớp vai, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc với nguyên liệu vườn nhà như sau:
- Xương rồng: Người bệnh chuẩn bị xương rồng đã bỏ gai, hơ nóng, sau đó đắp trực tiếp quanh khớp vai khoảng 10 – 15 phút. Ngày thực hiện từ 2- 3 lần sẽ thấy hiệu quả.
- Hạt gấc: Làm sạch, nướng chín và ngâm cùng 2 lít rượu trong 1 tháng. Dùng rượu này xoa bóp thường xuyên có tác dụng điều trị đau vai trái, vai phải rất tốt.
- Ngải cứu: Giã nát cùng muối, sau đó sao nóng rồi đắp lên vùng đau khớp vai sẽ thấy thuyên giảm triệu chứng tức thì.
Bài tập
Thường xuyên tập luyện các bài tập, chơi thể thao đúng cách không chỉ rèn luyện sức khỏe mà còn hỗ trợ điều trị đau khớp vai hiệu quả.
- Tư thế xỏ kim: Hai chân rộng bằng hông, hai tay chống xuống sàn. Cánh tay và đùi song song và vuông góc với mặt sàn. Sau đó, hạ cánh tay, bả vai chạm đất, hướng về phía ngược lại. Dùng sức nặng thân trên để ấn vai và cánh tay cho khu vực vai, cổ được kéo căng.
- Tư thế con bò: Người bệnh đau khớp vai, đau bả vai quỳ hai gối xuống mặt đất, lòng hai bàn tay đặt sát xuống đất. Đẩy cong lưng lên trần nhà, cằm sát vào hõm ngực, đầu cúi xuống. Lặp lại tư thế 5-8 lần trong 10 phút.
Khớp vai đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của con người. Do đó, việc nắm rõ các kiến thức liên quan đến căn bệnh viêm khớp vai trái – phải là vô cùng cần thiết để giúp bạn biết cách phát hiện và phòng ngừa bệnh hiệu quả, tránh gặp các biến chứng đáng lo ngại.