Viêm khớp thái dương hàm có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Với tình trạng viêm nhẹ, mới khởi phát, bên cạnh việc thăm khám bác sĩ, người bệnh cũng có thể áp dụng một số cách điều trị viêm khớp thái dương hàm tại nhà. Ưu điểm của các phương pháp này là mức độ an toàn cao, cách làm đơn giản, dễ áp dụng.
1. Viêm Khớp Thái Dương Hàm Là Bệnh Gì?
Bên trong sọ mặt chỉ chứa 1 khớp động tên là khớp thái dương hàm, khớp này gồm có diện khớp xương hàm ở dưới và ở xương thái dương. Bên cạnh đó, có những bộ phận khác cụ thể có bao khớp, dây chằng của khớp, đĩa khớp và mô sau đĩa. Phần khớp thái dương hàm này rất quan trọng làm cho hàm có thể đóng mở trong hoạt động ăn, nói, uống, nuốt,…
Viêm khớp thái dương hàm hay được gọi với tên khác là rối loạn khớp thái dương hàm hoặc viêm khớp thái dương. Đây là 1 bệnh lý rối loạn khớp hàm cùng các cơ mặt xung quanh làm xuất hiện các cơn đau theo chu kỳ, các cơn co thắt cơ, tình trạng mất cân bằng ở khớp nối phần xương hàm với xương sọ,… Khớp thái dương bị suy giảm chức năng khiến sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng xấu.
2. Nguyên Nhân Nào Gây Ra Viêm Khớp Thái Dương?
Bệnh viêm khớp thái dương do nhiều nguyên nhân gây nên trong trong đó nguyên nhân chủ yếu bởi các bệnh lý liên quan đến xương khớp chẳng hạn như thoái hóa khớp, bệnh viêm khớp dạng thấp, khớp bị nhiễm khuẩn,… Trong đó, phổ biến nhất là bệnh viêm khớp dạng thấp với tỷ lệ lên đến 50% trong các trường hợp bị viêm khớp thái dương hàm.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khớp thái dương hàm là phần khớp chịu tổn thương sau cùng bởi thoái hóa khớp, sau khi xuất hiện viêm tại khớp bàn cổ tay, khớp gối hay khớp khuỷu. Bệnh viêm khớp thái dương ở hàm gây ra bởi thoái hóa khớp chủ yếu gặp ở người lớn tuổi, xương khớp đa phần đã thoái hóa.
Ngoài ra, một nguyên nhân thường gặp khác là do chấn thương vùng hàm bởi tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc va chạm khi luyện tập thể dục thể thao.
Bên cạnh đó, khi cử động há miệng quá rộng 1 cách đột ngột, chứng nghiến răng khi ngủ hoặc sở thích nhai kẹo cao su khiến hàm bị siết chặt, tạo ra áp lực lớn cho khớp thái dương hàm cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Thêm vào đó, tình trạng răng mọc bất thường như lệch, chen chúc hoặc do các tác động như nhổ răng, trải qua sang chấn tâm lý hoặc stress đều có khả năng gây ra bệnh này.
3. Bệnh Viêm Khớp Thái Dương Hàm Có Biểu Hiện Như Thế Nào?
Tình trạng viêm khớp thái dương hàm diễn ra ở 1 hoặc cả 2 bên mặt. Lúc mới phát bệnh, cơn đau chỉ ở mức nhẹ và có thể tự khỏi. Thế nhưng khi bệnh diễn tiến nặng sẽ khiến bệnh nhân bị đau với tần suất liên tục, dữ dội, nhất là lúc ăn và nhai.
Ngoài ra, các cơn đau còn xuất hiện bên trong và xung quanh tai khiến bệnh nhân khó há và khép miệng, cử động hàm. Khi bệnh nhân há miệng hay nhai sẽ phát ra âm thanh của khớp thế nên thường khiến họ ngậm miệng chếch sang 1 bên gây ra mỏi hàm và mặt cắn không đồng đều.
Khi khớp thái dương hàm đang có biểu hiện đau và khi ăn thường đau dữ dội hơn, phát ra âm thanh lục cục tức tình trạng bệnh đã nặng nề. Vì thế cần phải điều trị ngay lập tức trước trước khi bệnh gây ra biến chứng nghiêm trọng.
Một vài biểu hiện khác như nhức đầu, đau mặt, mỏi cổ, đau nhức tai, 2 bên thái dương, trạng thái mệt mỏi, mọc hạch ở 1 hoặc cả bên, sưng to cơ nhai khiến gương mặt to ra mất cân đối.
Nếu không điều trị sớm thủng đĩa khớp sẽ làm cho đầu xương bị hủy hoại và phần khớp bị xơ cứng khiến bệnh nhân không thể mở miệng.
4. Cách Điều Trị Viêm Khớp Thái Dương Hàm Tại Nhà
Khớp thái dương hàm (Temporomandibular, TMJ), là một hệ thống gồm diện khớp của xương hàm dưới, diện khớp của xương thái dương cùng các bao khớp, đĩa khớp, mô đĩa sau và dây chằng khớp. Thực hiện chức năng giúp hàm đóng mở để nói, nhai, nuốt… Viêm khớp thái dương quai hàm còn được gọi là viêm khớp hàm thái dương, rối loạn khớp hàm thái dương. Nếu chỉ diễn ra ở mức độ nhẹ, chỉ xuất hiện một vài cơn đau thoáng qua thì có thể tự khỏi.
Viêm khớp thái dương hàm được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Bạn có thể giảm đau và hỗ trợ quá trình phục hồi của cơ thể bằng một số cách điều trị viêm khớp thái dương hàm tại nhà dưới đây:
4.1 Massage giảm đau khớp thái dương hàm
Xoa bóp, massage giảm đau cũng là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị viêm khớp thái dương hàm được nhiều người biết đến và áp dụng. Tác dụng của cách làm này là nhằm tăng cường lưu thông máu, giảm đau, giảm căng cơ.
Cách thực hiện:
- Bạn tiến hành mở rộng miệng, xoa bóp nhẹ nhàng các cơ gần thái dương hàm
- Đến khi thấy thư giãn, dễ chịu thì ngậm miệng lại từ từ, tiếp tục xoa bóp
- Kiên trì thực hiện nhiều lần trong ngày để giúp các triệu chứng bệnh được cải thiện.
Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị, giảm áp lực cho cơ, giúp cơ thư giãn, bạn cũng nên xoa bóp, massage ở cả hai bên cổ, bên dưới dái tai. Hoặc có thể vệ sinh ngón trỏ sạch sẽ, đưa vào trong miệng để xoa bóp các cơ bị đau. Đây là cách giảm đau, giảm căng thẳng tại nhà nhanh chóng, đơn giản mà lại vô cùng an toàn.
4.2 Áp dụng bài tập vận động hàm
Các bài tập vận động, thư giãn hàm thường được các bác sĩ hướng dẫn cho người bệnh hỗ trợ điều trị tại nhà. Phương pháp này cũng có tác dụng giảm đau, giảm căng thẳng, giảm căng cơ, giúp hàm thư giãn. Các bài tập thư giãn thái dương hàm đơn giản dễ thực hiện có thể kể đến như:
Bài tập kéo căng hàm
Bài tập kéo căng hàm là một phần trong chương trình vật lý trị liệu điều trị rối loạn TMJ (rối loạn khớp thái dương hàm). Có tác dụng cải thiện hoạt động của khớp, giúp giảm đau, tăng cường cảm giác khi cắn, đóng mở miệng.
Cách thực hiện:
- Rửa tay sạch sẽ, đặt một ngón tay cái vào miệng, phần đệm thịt của tay hướng xuống, chạm vào răng dưới
- Đặt các ngón tay còn lại ngoài miệng, dưới khớp thái dương hàm, kéo hàm xuống một cách nhẹ nhàng, từ từ
- Giữ động tác này trong vài giây rồi thả ra, thực hiện 10 lần.
Bài tập thư giãn hàm
- Bài tập 1: Ngồi thẳng lưng, mở miệng, ngước mặt, uốn cong lưng, trán hướng lên trần nhà. Kết hợp hít sâu, thở ra nhẹ nhàng rồi từ từ quay lại vị trí ban đầu. Thực hiện nhiều lần trong ngày để giúp hàm thư giãn.
- Bài tập 2: Nằm ngửa, tay trái đặt lên bụng, tay phải đặt lên ngực, hít thở đều đặn. Thực hiện hít thở sâu để không khí đi qua khí quản đến bụng rồi từ từ thở ra. Thực hiện động tác hít thở sâu này từ 10 – 20 lần.
4.3 Cách trị viêm khớp thái dương hàm tại nhà bằng chườm nóng lạnh
Chườm nóng và chườm lạnh đều có tác dụng giảm đau, hỗ trợ cải thiện một số vấn đề nhất định đáng kể. Bạn có thể kể hợp chườm nóng lạnh luân phiên để mang lại hiệu quả giảm đau, giảm viêm tốt hơn. Chườm nóng lạnh luân viêm thường được áp dụng để giảm đau viêm xương khớp, chấn thương do tập thể dục hoặc các cơn đau khởi phát mạnh. Đây là một trong những biện pháp khắc phục cơn đau viêm khớp thái dương hàm tại nhà đơn giản, hiệu quả.
Cách làm này được gọi là liệu pháp nước tương phản (CWT). Tuy nhiên, không áp dụng cho người quá cao tuổi, người không cảm nhận được nhiệt độ, người gặp khó khăn về nhận thức. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng từng phương pháp riêng biệt. Cụ thể:
- Chườm lạnh: Có tác dụng với trường hợp đau buốt, đau nhói bất chợt. Chườm lạnh giúp các dây thần kinh bị tê tạm thời, gián đoạn tín hiệu đau truyền đến não, có thể lặp lại cách làm này mỗi 2 giờ/lần, mỗi lần 10 phút. Nên bọc một viên đá vào vải mỏng rồi chườm lên da để tránh tình trạng bị bỏng lạnh.
- Chườm nóng: Có tác dụng trong trường giảm đau với những trường hợp đau âm ỉ, cơn đau kéo dài, xuất hiện thường xuyên. Chườm ấm giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ thư giãn cơ hàm và giảm đau.
4.4 Áp dụng các bài tập tăng cường hàm
Các bài tập tăng cường sức mạnh của hàm cũng có thể hỗ trợ cải thiện phần nào bệnh viêm khớp thái dương hàm. Các bài tập này gồm:
Bài tập chống đóng miệng
- Đặt ngón tay cái ở dưới cằm, ngón trỏ ở giữa rãnh miệng và đáy cằm
- Dùng ngón tay cái và ngón trỏ tạo một lực ép nhẹ nhàng
- Tác động lên xương cằm miệng đang đóng để mở hàm ra.
Bài tập chuyển động hàm
- Lấy 1 vật nào đó có độ dày khoảng 1cm
- Dùng răng cửa để giữ cố định vật đó
- Di chuyển từ từ từ hàm bên này sang bên kia
- Tăng độ dày của vật khi đã quen
Bài tập chuyển động hàm về phía trước
- Lấy một vật có độ dày khoảng 1cm đặt giữa các răng cửa
- Đưa hàm về phía trước để răng hàm dưới nằm ở trước răng hàm trên
- Tăng độ dày của vật khi đã quen.
4.5 Cách chữa viêm khớp thái dương hàm tại nhà bằng máng thư giãn
Sử dụng máng thư giãn là phương pháp được chỉ định để hỗ trợ điều trị tại nhà. Tác dụng của phương pháp này là nhằm cố định khớp cắn, giảm áp lực lên khớp thái dương hàm. Thông thường, máng nhai được sử dụng là loại có thể tháo lắp, được làm từ nhựa trong suốt.
Tùy vào tình trạng, mức độ và nguyên nhân gây bệnh mà chúng ta sử dụng loại máng thư giãn phù hợp. Một số loại máng nhai được dùng trong điều trị viêm khớp thái dương hàm bao gồm:
- Máng nhai phía trước: Được dùng để chẩn đoán viêm khớp thái dương hàm liên quan đến khớp trắng, có tác dụng giúp cơ thư giãn. Thời gian sử dụng là 3 – 4 ngày, sau đó sẽ chuyển qua sử dụng máng thư giãn.
- Máng thư giãn: Có tác dụng hồi phục tạm thời chức năng của khớp cắn, giúp thư giãn cơ nhai và hỗ trợ điều trị nghiến răng. Thời gian sử dụng của loại máng nhai này là khoảng từ 3 – 6 tháng, dùng liên tục 24/24 trong 3 ngày đầu, sau đó chỉ cần sử dụng vào ban đêm.
- Máng định vị lồi cầu và hàm dưới ra trước: Máng định vị lồi cầu có tác dụng định vị lồi cầu, giúp lồi cầu có vị trí tốt trong hõm khớp, được sử dụng trong trường hợp dời đĩa ra trước một bên, được mang liên tục trong 8 – 12 tuần. Máng định vị hàm dưới giúp định vị hàm dưới ra trước, thời gian sử dụng là 6 tháng liên tục.
4.6 Dùng thuốc không kê toa
Một số trường hợp nếu viêm khớp thái dương hàm gây đau nhức, khó chịu dữ dội, bạn có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm không kê toa. Các thuốc này thường được chỉ định trong điều trị viêm khớp thái dương hàm. Tuy nhiên, chỉ được dùng khi có hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ, tuyệt đối không lạm dụng để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Các thuốc thường dùng có thể đến như:
- Paracetamol: Có tác dụng hạ sốt, giảm đau, có thể dùng mà không cần kê đơn, thời gian sử dụng cách nhau từ 4 – 6 tiếng. Có thể dùng được cho trẻ em lẫn người trưởng thành, tuy nhiên cần tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ để sử dụng.
- NSAID (nhóm thuốc chống viêm không steroid): Có tác dụng chống viêm, giảm đau, cải thiện các tình trạng đau nhức khó chịu khi bị viêm khớp thái dương hàm. Có thể kể đến như Naproxen, Diclofenac, Ibuprofen…
4.7 Thay đổi tư thế ngồi cho phù hợp
Một trong những phương pháp giúp cải thiện, ngăn ngừa viêm khớp thái dương hàm chính là điều chỉnh tư thế ngồi sao cho phù hợp. Hãy ngồi thẳng lưng, giữ cằm không hướng ra phía trước. Trong trường hợp phải thường xuyên ngồi làm việc thì nên chọn các loại ghế hỗ trợ để đảm bảo lưng luôn được giữ thẳng.
Các tư thế xấu như hay chống cằm, nghiêng đầu sang một bên, kẹp điện thoại vào giữa tai và vai sẽ gây mỏi cơ, căng thẳng khớp, có nguy cơ gây viêm khớp. Do đó, cần ngồi thẳng lưng, nếu phải nghe điện thoại thường xuyên thì hay sử dụng tay để giữ điện thoại hoặc dùng tai nghe, tuyệt đối không kẹp điện thoại vào giữa vai và tai.
4.8 Bổ sung canxi, magie, omega- 3 vào chế ăn
Tăng cường bổ sung canxi, magie và omega-3 được đánh giá là có thể cải thiện đáng kể tình trạng viêm khớp thái dương hàm. Các thực phẩm giàu canxi và magie có thể hỗ trợ giảm đau, giúp thư giãn cơ và hỗ trợ điều trị viêm khớp thái dương hàm. Các khoáng chất này cũng giúp làm giảm căng cơ hàm, tăng cường và nâng cao sức khỏe. Những thực phẩm giàu canxi và magie có thể kể đến như cải thìa, đậu đen, hạt bí ngô, quả sung, hạnh nhân, bơ, sữa chua, chuối, nấm sữa kefir…
Bên cạnh canxi và magie, người bệnh cũng cần cân nhắc bổ sung axit béo omega-3 nếu khẩu phần ăn thiếu hụt nhóm chất này. Chất này có tác dụng hỗ trợ chữa lành xương và sụn khớp, giúp giảm viêm, giảm đau khớp, tăng cường sự chắc khỏe và linh hoạt hơn cho khớp. Các thực phẩm giàu axit béo omega-3 có thể kể đến như dầu hạt cải, quả óc chó, dầu đậu nành, dầu hạt lanh, dầu cá…
4.9 Thay đổi thói quen sinh hoạt
Bạn cũng cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt của mình để cải thiện tình trạng viêm khớp thái dương hàm. Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, thiếu cẩn thận có thể là một yếu tố ra bệnh lý này. Do đó, khi bị viêm TMJ, bạn nên:
- Nằm ngửa khi ngủ, tránh nằm sấp với tư thế nghiêng đầu sang một bên
- Tráng ngồi làm việc quá lâu, sau 1 – 2 tiếng thì nên đứng lên đi lại thư giãn toàn thân
- Tập thể dục rèn luyện nâng cao sức khỏe từ 20 – 30 phút mỗi ngày để giúp cơ thể sản xuất endorphin
- Mang ba lô đều ở 2 bên, không mang lệch sang một bên nhằm cân bằng trọng lượng.
4.10 Thay đổi thói quen uống
Có rất nhiều thói quen ăn uống không tốt, lâu ngày có thể làm ảnh hưởng và gây viêm, rối loạn khớp thái dương hàm có thể kể đến như ăn thức ăn quá cứng, quá dai, quá giòn. Bạn có thể sử dụng các thực phẩm này nhưng cần nhớ chỉ dùng mỗi lần một ít, bên cạnh đó cũng cần:
- Sử dụng các thực phẩm mềm dễ nhai, dễ nuốt không gây ảnh hưởng đến hàm như khoai tây nghiền, thịt gia cầm mềm, mì ống, súp, cơm, rau hấp, cháo…
- Sử dụng các món ăn chứa nhiều lưu huỳnh để hỗ trợ sửa chữa, ngăn ngừa các tổn thương ở khớp như trứng, hành, tỏi, măng tây
- Chia nhỏ thức ăn, tránh cắn một miếng quá lớn, tránh nhai quá nhiều thức ăn trong miệng
- Hạn chế sử dụng trà, cà phê, đồ uống có chứa caffeine để tránh làm căng thẳng cơ hàm.
5.Một Số Lưu Ý Khi Chữa Viêm Khớp Thái Dương Hàm Tại Nhà
Khi áp dụng các cách điều trị viêm khớp thái dương hàm tại nhà, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Các phương pháp đã đề cấp chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, thích hợp với tình trạng viêm, đau nhẹ. Nếu tình trạng đau của bạn nghiêm trọng, kéo dài, ảnh hưởng đến ăn uống thì tốt nhất nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ.
- Song song với các phương pháp đã đề cập trên, bạn cũng nên bảo vệ khớp thái dương hàm bằng cách tránh ngáp to, tránh há miệng to
- Tuyệt đối không thực hiện các thói quen xấu như nhai kẹo cao su, cắn móng tay, dùng răng để cắn vật cứng khi bị viêm khớp thái dương hàm
- Cố gắng khắc phục thói quen nghiến răng, khi căng thẳng cố gắng thư giãn bằng phương pháp khác thay vì nghiến răng.
- Nếu dùng thuốc không kê toa, chỉ được dùng từ 3 – 5 ngày, tuyệt đối không lạm dụng, không sử dụng thuốc trong thời gian dài để tránh tác dụng phụ.
Có thể thấy, có rất nhiều cách điều trị viêm khớp thái dương hàm tại nhà an toàn, đơn giản, dễ thực hiện mà bạn có thể áp dụng. Tuy nhiên, đây chỉ là các biện pháp hỗ trợ, không thể điều trị dứt điểm bệnh. Nếu tình trạng đau kéo dài, bạn cần thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.