Trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều loại thuốc điều trị thoái hóa khớp với công dụng, thành phần, nguồn gốc sản xuất khác nhau. Việc tìm được loại thuốc điều trị thoái hóa khớp hiệu quả, an toàn và ngăn ngừa bệnh tái phát là mối quan tâm lớn của rất người bệnh.
Dưới đây là các loại thuốc chữa thoái hóa khớp tốt nhất hiện nay đang sử dụng rộng rãi mà bạn có thể tham khảo:
1.Thuốc Trị Thoái Hóa Khớp Diacerein
Diacerein là loại thuốc được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh về xương khớp, trong đó có thoái hóa khớp. Thuốc có công dụng kháng viêm, giảm đau nhưng cho hiệu quả chậm, chỉ có tác dụng với các trường hợp đau nhẹ, bệnh mới khởi phát. Diacerein có khả năng kích thích sản sinh các chất tạo keo tại mô sụn như axit proteoglycan và hyaluronic giúp ức chế sự di chuyển của đại thực bào, tế bào gây ra phản ứng viêm, đồng thời hỗ trợ tái tạo các mô sụn bị thoái hóa.
Diacerein là thuốc điều trị thoái hóa khớp phổ biến
- Hướng dẫn sử dụng như sau: Mỗi lần uống 1 viên, dùng 2 lần/ ngày vào 2 bữa ăn chính. Sử dụng thuốc đều đặn trong 2 – 4 tuần để thấy hiệu quả.
- Tác dụng phụ: Diacerein ảnh hưởng khá nặng tới những người có bệnh về đường ruột như: viêm loét dạ dày, đại tràng hoặc mắc bệnh gan. Thuốc chống chỉ định với người mắc các bệnh trên hay có tiền sử mất nước, thiếu kali trong máu, mẫn cảm với dẫn xuất anthraquinone trong thuốc.
2.Thuốc Giảm Đau Thoái Hóa Khớp Paracetamol
Paracetamol là loại thuốc điển hình nằm trong nhóm thuốc giảm đau giúp làm giảm các triệu chứng thoái hoá khớp. Cơ chế hoạt động của thuốc dựa trên sự tổng hợp hoạt chất prostaglandin và tác động trực tiếp tới cyclooxygenase làm giảm khả năng nhận diện cơn đau của cơ thể.
- Hướng dẫn sử dụng như sau: Đây là loại thuốc giảm đau không kê toa, người bệnh có thể tham khảo liều lượng sau: Mỗi ngày dùng 1 – 2 viên, không dùng quá 4g/ ngày.
- Tác dụng phụ: Nếu sử dụng trong thời gian dài ở liều lượng cao, người bệnh có thể bị tổn thương gan, dẫn đến phát ban, mẩn đỏ, ngứa ngáy,… hay táo bón, suy thận, mất ngủ, tăng nguy cơ sảy thai…
3.Thuốc Trị Thoái Hóa Khớp Meloxicam
Meloxicam là loại thuốc nằm trong nhóm chống viêm không steroid, thường được sử dụng trong điều trị thoái hóa khớp nhờ khả năng kháng viêm hiệu quả. Thuốc có khả năng ức chế cyclooxygenase (enzyme gây ra phản ứng viêm, đau), giúp bệnh nhân thoái hóa khớp giảm bớt đau đớn, tránh viêm nhiễm.
Thuốc Meloxicam được chỉ định cho bệnh nhân thoái hóa khớp
- Hướng dẫn sử dụng: Tùy dạng bào chế mà Meloxicam có cách dùng khác nhau: Dạng viên nén uống 2 viên/ ngày chia làm 2 lần dùng. Dạng lỏng uống như nước thuốc. Trước khi sử dụng, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn liều lượng thuốc phù hợp
- Tác dụng phụ: Meloxicam thường đi kèm với nhiều tác dụng phụ nếu lạm dụng trong thời gian dài như: rối loạn tiêu hóa, ngứa ngáy, phát ban, đau đầu, chóng mặt, tăng men gan, loét dạ dày – tá tràng, viêm thực quản, chảy máu đường tiêu hóa, giảm bạch cầu, viêm miệng.
4.Thuốc Tiêm Chữa Thoái Hóa Khớp Corticosteroid
Corticosteroid là loại thuốc có khả năng ức chế hiện tượng viêm từ đó giảm đau nhanh chóng. Một số dẫn xuất của Corticosteroid có thể kể đến như thuốc bôi, thuốc uống, thuốc tiêm,… Tuy nhiên, loại thuốc này thường được sử dụng ở dạng tiêm để điều trị cho bệnh nhân thoái hóa khớp đau nhức nặng nề.
- Hướng dẫn sử dụng: Người bệnh không được phép tự ý tiêm loại thuốc này mà nên đến trực tiếp bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn. Không sử dụng loại thuốc này quá 3 lần/ năm. Chú ý theo dõi các biến chứng xảy ra để khắc phục kịp thời.
- Tác dụng phụ: Tuy cho tác dụng nhanh và mạnh hơn các loại thuốc khác nhưng lại đi kèm với hàng loạt tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe như: tăng huyết áp, tăng đường huyết, mất ngủ, suy giảm chức năng gan, thận, nhiễm nấm, suy giảm hệ miễn dịch, teo cơ, đứt gân, loãng xương…
5.Thuốc Chống Thoái Hóa Khớp ZS Chondroitin
Chondroitin là hoạt chất có mặt trong các mô sụn của con người với khả năng bôi trơn và tạo sự đàn hồi, vận động trơn tru cho các khớp xương. Thiếu hụt chondroitin là một trong những nguyên khiến quá trình thoái hóa xương khớp diễn ra nhanh hơn. Thuốc chống thoái hóa khớp zs Chondroitin có tác dụng bổ sung Chondroitin để kích thích quá trình tổng hợp acid hyaluronic và proteoglycan, phục hồi các tế bào sụn khớp bị tổn thương, giúp xương khớp vận động dẻo dai.
ZS Chondroitin tăng cường bổ sung dưỡng chất tái tạo khớp
Hiệu quả của thuốc còn phụ thuộc vào thể trạng, bệnh lý nền và lứa tuổi của từng người dùng,… Bên cạnh đó, sản phẩm chỉ có tác dụng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe xương khớp, cung cấp các dưỡng chất, bảo vệ mô sụn. Nếu đang bị thoái hóa khớp nặng, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.
- Hướng dẫn sử dụng: Thuốc được bào chế ở dạng viên nén, thường sử dụng qua đường uống. Mỗi ngày uống từ 1000mg – 1200mg.
- Tác dụng phụ: Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh có thể gặp phải tình trạng phù mí mắt, phù chân, rụng tóc, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày….
6.Thuốc Chống Trầm Cảm 3 Vòng Điều Trị Thoái Hóa Khớp
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (Amitriptylin) được biết đến là loại thuốc được sử dụng để điều trị các vấn đề về thần kinh, tâm lý… Cơ chế hoạt động của loại thuốc này được thiết lập dựa trên sự ức chế tái hấp thu chất dẫn truyền thần kinh norepinephrine và serotonin gây ra phản ứng đau nhức. Do đó, chúng cũng được ứng dụng để điều trị cho những người bị đau nhức xương khớp.
Amitriptyline là loại chống trầm cảm được ứng dụng điều trị bệnh thoái hóa khớp
- Hướng dẫn sử dụng: Đây là loại thuốc đặc biệt, liều lượng và cách sử dụng thuốc cần phải được kê đơn theo chỉ định riêng của bác sĩ chuyên khoa.
- Tác dụng phụ: Thuốc cũng gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: hạ huyết áp, táo bón, suy giảm trí nhớ, rối loạn chức năng tình dục,…
7.Thuốc Giảm Đau Gây Nghiện Trị Thoái Hóa Khớp
Thuốc giảm đau gây nghiện Opioid có tác dụng giảm đau nhanh ở mức độ từ trung bình đến nặng, không đáp ứng tốt các loại thuốc giảm đau khác thông qua cơ chế tác động có chọn lọc lên các tế bào thần kinh trung ương. Thuốc liên kết với các thụ thể opioid trong não, tủy sống cùng các khu vực khác trong cơ thể, ức chế khả năng nhận thức cơn đau của não bộ.
Thuốc giảm đau Opioid giúp giảm cơn đau có mức độ từ trung bình đến nặng
- Tác dụng phụ: Việc lạm dụng thuốc sẽ gây ra các ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe thần kinh như: căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng… thậm chí là gây táo bón, nôn mửa, mẩn ngứa ngoài da… Những người cần lái xe hay phải vận hành máy móc, phương tiện giao động không nên sử dụng loại thuốc này.
8.Thuốc Trị Thoái Hóa Khớp Celecoxib
Celecoxib là loại thuốc điều trị thoái hóa khớp có khả năng ức chế chọn lọc COX-2, có tác dụng giảm đau, chống viêm, kiểm soát các cơn đau cấp tính.
- Hướng dẫn sử dụng: Liều dùng cho người bị thoái hóa khớp là 200mg/ ngày, dùng 1 lần hoặc chia làm 2 lần trong ngày. Trong điều trị, liều dùng phải điều chỉnh theo mức độ đáp ứng thuốc của từng người bệnh.
- Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ phổ biến như: đau ngực, suy nhược cơ thể, suy giảm thị lực, phát ban, khó thở, tiêu chảy, đầy hơi, nhức đầu, chóng mặt…
9.Thuốc Indomethacin Điều Trị Thoái Hóa Khớp
Indomethacin là thuốc điều trị thoái hóa khớp gối phổ biến, hoạt động dựa trên sự ức chế quá trình gây viêm trong cơ thể giúp giảm các triệu chứng đau, sưng, cứng khớp do bệnh gây ra.
- Hướng dẫn sử dụng: Viên phóng thích tức thời: Dùng 25mg sau mỗi 8 – 12 giờ và viên phóng thích kích thích: 75mg mỗi ngày một lần. Đây là liều dùng phổ biến mà bạn có thể tham khảo.
- Tác dụng phụ: Sử dụng thuốc liên tục có thể khiến người bệnh bị ho ra máu hay nôn ra chất nôn như bã cà phê, kèm theo đó là đau ngực, đau họng, khó thở, sốt nhẹ, chán ăn…
10.Thuốc Bôi Tại Chỗ Làm Giảm Triệu Chứng Thoái Hóa Khớp
Để giảm nhanh cơn đau, người bệnh có thể sử dụng thôi bôi capsaicin tại chỗ để cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp. Thuốc bôi capsaicin hoạt động dựa trên cơ chế ngăn chặn các dây thần kinh gửi tín hiệu đau đến não bộ, ức chế khả năng cảm thụ cơn đau của chúng ta.
Kem capsaicin có thể hỗ trợ cải thiện cơn đau khớp tại chỗ
- Hướng dẫn sử dụng: Thoa một lượng kem mỏng lên vùng khớp bị đau tối đa 4 lần mỗi ngày, mỗi lần cách nhau ít nhất khoảng 4 giờ. Không sử dụng thuốc bôi capsaicin lên các vùng da bị tổn thương, viêm nhiễm và luôn rửa tay sau khi thoa thuốc.
- Tác dụng phụ: Thuốc bôi capsaicin không chứa nhiều tác dụng phụ như các loại thuốc uống. Thông thường, người bệnh sẽ cảm thấy nóng rát trên da sau khi thoa thuốc. Nên tránh bôi thuốc trước khi tắm nước nóng để tránh thuốc khiến da bị bỏng rát nghiêm trọng.