Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì, kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Một chế độ ăn hợp lý và phù hợp luôn được các chuyên gia khuyến cáo với người bị viêm khớp dạng thấp bởi nó không chỉ hỗ trợ điều trị mà còn có ích cho cơ thể bệnh nhân.
2. Viêm Khớp Dạng Thấp Nên Ăn Gì?
Ngoài việc tìm hiểu viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì thì bạn cũng cần phải biết đến những thực phẩm tốt cho cơ thể và hỗ trợ cho quá trình điều trị. Một chế độ ăn thông minh và khoa học, có sự đầu tư, cân nhắc kỹ lưỡng sẽ tăng khả năng điều trị bệnh viêm khớp thành công. Nếu bạn đang bị viêm khớp dạng thấp thì nên lưu ý bổ sung các thực phẩm sau trong khẩu phần hàng ngày:
-
Rau xanh là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn dù là người khỏe mạnh hay bị bệnh. Rau xanh cung cấp cho cơ thể các chất chống oxy hóa như Vitamin và hỗ trợ tế bào tránh được những tổn thương. Đặc biệt, Sulforaphane có trong các loại rau xanh tự nhiên sẽ làm chậm quá trình tổn thương xương khớp, ngăn chặn phản ứng viêm.
-
Một số loại cá có chứa EPA, DHA, Omega-3 sẽ ức chế sự viêm nhiễm trong cơ thể. Do đó, những người bị bệnh nên tăng cường các loại cá này nhằm bổ sung dưỡng chất, giảm triệu chứng viêm, sưng các khớp xương.
-
Tỏi có chứa hàm lượng cao chất Diallyl Disulfide có khả năng chống viêm và ức chế những tác động của Cytokine. Do đó, những người bị viêm khớp dạng thấp nên ăn nhiều tỏi để giảm viêm và tránh được sự dày vò từ các cơn đau nhức.
-
Dầu ô liu là một trong những loại thực phẩm mà bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nên tăng cường trong khẩu phần ăn. Các thành phần như Polyphenols, Oleocanthal, Oleuropein, Hydroxytyrosol, Lignans có tác dụng giảm viêm, sưng các khớp xương.
2. Viêm Khớp Dạng Thấp Nên Kiêng Ăn Gì?
2.1 Thực phẩm giàu chất đạm
Nghiên cứu cho thấy ăn nhiều thịt đỏ (thịt heo, thịt bò, thịt dê…) và thịt đã qua chế biến (giăm bông, xúc xích, thịt xông khói…) làm tăng các triệu chứng RA. Nguyên nhân là những loại thịt này thúc đẩy quá trình sản xuất interleukin-6 (IL-6), protein phản ứng C (CRP) và homocysteine – các dấu hiệu viêm trong cơ thể.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác cũng chỉ ra, ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ gây viêm khớp dạng thấp. Ngược lại, chế độ ăn ít hoặc không có thịt đỏ được chứng minh là cải thiện các triệu chứng viêm khớp rõ rệt.
2.2 Thức ăn nhiều muối
Muối có thể gây tích nước trong cơ thể, từ đó gây sưng phù dẫn và làm tăng áp lực lên các khớp. Sử dụng các thực phẩm chứa nhiều muối hàng ngày vừa làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, vừa tạo môi trường thuận lợi cho các bệnh viêm trầm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh viêm khớp dạng thấp nên hạn chế ăn nhiều muối, tốt nhất là duy trì chế độ ăn không quá 10g muối mỗi ngày.
2.3 Thực phẩm nhiều đường
Ăn nhiều đồ ngọt không tốt cho tất cả mọi người, đặc biệt là những ai bị viêm khớp dạng thấp. Các nghiên cứu đã chứng minh nạp quá nhiều thực phẩm chứa đường sẽ làm trầm trọng hơn các triệu chứng RA, cũng như tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh viêm khớp. Cụ thể, trong một nghiên cứu ở 1.209 người trưởng thành độ tuổi 20–30, những người uống đồ uống có đường fructose 5 lần mỗi tuần có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp gấp 3 lần so với những ai uống ít hoặc không sử dụng đồ uống có đường fructose.
Đường được tìm thấy trong kẹo, nước ngọt, kem, chè, bánh ngọt… cùng nhiều loại thực phẩm khác, bao gồm cả những món “tưởng chừng vô hại” như nước sốt thịt nướng, mayonnaise…
2.4 Thực phẩm giàu tinh bột hay hàm lượng gluten cao
Một số loại thực phẩm giàu tinh bột hay có chứa nhiều gluten như lúa mạch, lúa mì, bột sắn, bánh mì… có thể khiến tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh viêm khớp dạng thấp không nên ăn gì thì một trong số đó phải bao gồm các món ăn chế biến từ các loại thực phẩm giàu tinh bột nêu trên.
2.5 Rượu
Vì rượu có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm khớp, cho nên, bất kỳ ai bị bệnh RA cũng nên hạn chế hoặc tránh uống rượu. Nghiện rượu mạn tính còn có liên quan đến việc tăng nguy cơ bị viêm xương khớp.
Ngoài ra, khi bạn đang uống thuốc điều trị RA mà uống rượu, sẽ gây hại cho các cơ quan trong cơ thể. Chẳng hạn, uống rượu khi đang dùng thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen và naproxen có thể gây chảy máu dạ dày, viêm loét dạ dày; uống rượu khi dùng acetaminophen, leflunomide (Arava) hoặc methotrexate gây hại cho gan…
2.6 Thực phẩm có thể gây viêm
Bên cạnh việc tăng sử dụng các loại thực phẩm hỗ trợ kháng viêm thì người bệnh viêm khớp dạng thấp nên cố gắng hạn chế các thực phẩm có thể gây viêm. Một số thực phẩm có tác dụng này phải kể đến bao gồm bột mì trắng, đường trắng, thực phẩm chiên rán, thịt đỏ và thịt đã qua chế biến, các sản phẩm bơ sữa, trứng…
Trường hợp không thể loại trừ hoàn toàn chúng ra khỏi bữa ăn, người bệnh có thể thử ăn chúng với lượng ít hơn. Thay đổi nhỏ này cũng có thể hỗ trợ cải thiện hiệu quả triệu chứng đau nhức khó chịu trong bệnh viêm khớp dạng thấp.
2.7 Gia vị cay
Các loại gia vị cay như ớt, tiêu, mù tạt… là “thủ phạm” gây nên cơn nóng rát ở khớp, làm các mô bị sưng nặng hơn. Đó là lý do chúng không được khuyến khích có mặt trong khẩu phần ăn của người bệnh viêm khớp dạng thấp.